Pageviews

Tuesday, November 27, 2012

Phác họa tình tự dân tộc của kts Dương mạnh Tiến, AIA. Vietnam architectural motifs by Tien Duong, AIA.


Phác họa tình tự dân tộc của kts Dương mạnh Tiến, AIA. Vietnam architectural motifs by Tien Duong, AIA.













ztdsketch11-12.jpg



ztdsketch11-12.jpg



ztd-tinhtudantoc-1.jpg


.


ztd-tinhtudantoc-1.jpg
.

bàn chân in hằn dấu đất, cánh tay trần vung cao làn lưới lên mây trời xanh .... có kiến trúc tình tự dân tộc về nguồn Việt. Của người Việt, do người Việt trên lúa đồng Việt Nam, quê hương chúng ta.




khuon dang Viet nam, Vietnam motifs, duongtiman, duongtiden, tien duong aia, kts duong manh tien aia, kien truc Viet Nam, Vietnam architecture, kien truc tinh tu dan toc. dai hoc kien truc Saigon.




Friday, November 23, 2012

Một nửa trị số, bài cấp một. By duongtiden.




Một nửa trị số, bài cấp một.


Nếu bạn có học trường Đại Học kiến Trúc Saigon trước năm 1975, thì may ra, nói là may ra vì không mấy ai biết là có loại bài Kiến Trúc chỉ được chấm đậu có nửa trị số. Ngay cả các sinh viên KT chỉ học một vài năm đầu chưa lên được cấp một, là chưa lên đến hàng “sư” cũng không biết chuyện nửa trị số này.


Khi làm bài đồ án KT, chia ra cấp 2, rồi cấp một, sinh viên KT phải được chấm đậu được 20 trị số đồ án kiến trúc, thì mới được làm đồ án tốt nghiệp kiến trúc sư cùng với đã thi đậu hết tất cả môn học từ năm thứ nhất tới năm thứ sáu. Mỗi đồ án KT khi đậu được một trị số.


Cấp 2, bắt đầu từ năm thứ hai với 2 bài KT cổ điển đầu tiên, đậu hai bào cổ điển rồi mới được làm đồ án kiến trúc, ngoài ra đỏi hỏi phải có một bài esquisse là họa cảo trong 12 tiếng, và 7 bài đồ án KT hiện đại, tổng cộng là 10 trị số cho cấp hai. Trị số là tiếng Việt từ chữ Mention của chương trình KT từ thời Pháp.


Cấp 1, bắt đầu đầu năm thứ tư, cho những ai đủ 10 bài cấp 2, có rất nhiều sinh viên cho dù học tới nhiều năm, trên năm thứ tư, vẫn chưa được làm bài cấp 1, vì chưa xong cấp 2. Có những sinh viên học tới năm thứ năm rồi vẫn chưa đậu được hai bài KT cổ điển đầu tiên vì các trị số bài kiến trúc kông dùng để lên lớp. Bài cấp 1 gồm có đồ án KT hiện đại, Concour là đồ án đặc biệt ngắn hạn, bảng nhỏ, đề tài không nhất thiết là KT, các đồ án này khi được chấm đậu, mỗi bài được 1 trị số. Có loại bài họa cảo cấp 1, làm trong 12 tiếng, chỉ được ½ là nửa trị số 1, đó là essquisse cấp 1. Được ½ trị số này rất là hiếm có, nếu được, thường để kỷ niệm chơi, vì phải đâu thêm một bài họa cảo nữa, cộng hai nửa trị số thì mới được một trị số cấp 1, để tính chung vào tổng cộng 20 trị số đồ án KT trước khi làm bài tốt nghiệp văn bằng KTS.



Chuyện đậu bài họa cảo cấp 2 rất là khó, rất nhiều SV phải chờ đợi đậu bài này có khi cả 1 năm, hai năm, trước khi lên được cấp 1. Đa số các SV phải nhờ các sư phụ cấp 1 vẽ bài họa cảo 12 tiếng dùm, tức là thi dùm, thì may ra mới đậu được. Hay vì bị rớt nhiều năm thì đành cúi đầu than thở với thầy để xin được chấm đậu. Điều này, chứng tỏ, chấm bài cho đậu, không hoàn toàn tuyệt đối ở tình trạng “vô danh” là tên SV được dán lại, hội đồng giám khảo chấm đậu bằng biểu quyết theo đa số. Vẫn có những ngoại lệ cho đậu hay cho rớt trước khi chấm bài.



z-td-hocba-2.jpg



Dài dòng như trên, nếu không thì các bạn không phải là SV KT hay ngay cả SVKT cũng không hiểu trị số một và nửa trị số từ đâu ra. Nửa trị số một, là một chuyện chi tiết đời SVKT Saigon ngắn ngủi của tôi. Mấy năm trước, hơn nửa đời người, tự nhiên tôi mới hiểu ra, và hôm nay viết lại câu chuyện này, để lại đời một câu chuyện bí ẩn trong nhiều chuyện bí ẩn về học hành tại trường KTSG, sau vài chục năm mà các nhân vật “thầy” trong đó đã qúa cố, các nhân vật “trò” thì vẫn còn sống.



Cuộc đời học hành KT của tôi rất là “may mắn”, thực ra đó là danh từ tôi dùng khi còn học tại trường ở SG, để khiêm nhường tránh bị ghen tị thêm, ghen ghét thêm, vì tôi tự học giỏi hơn họ. Bài giảng của thầy Thâng ngày đầu tiên, lúc đó là Khoa Trưởng, thầy nói: muốn làm KTS ráng giữ hai con mắt và hai bàn tay các ngón tay để nhìn và vẽ, sau đó là không có tài năng tự nhiên mà chỉ có chăm chú luyện tập thôi. Thầy kể: ở quê thầy có thằng bắn ná thung rất giỏi, viên sỏi nào cũng hạ được con chim. Tên này tập bắn ban đêm, thắp nén nhang lên chỉ nhìn thấy đốm đỏ mà bắn, sau đó khi bắn ban ngày, cũng như ban đêm, khi tập trung là chỉ còn nhìn thấy duy nhất mục tiêu cho dù là ban ngày, cũng như ban đêm không nhìn thấy gì hết, chỉ có bóng đêm và đầu đỏ của nén nhang là mục tiêu.



Khi học KT, tui mê học vẽ chit mẹ, Mỗi lần vẽ là sung sướng get high như là hút thuốc hay uống rượu. Đi làm negre mệt nghỉ, chọn người tài giỏi để làm negre học hỏi. Đầu năm thứ nhất, anh Kiều công Long KT68, bắt tôi làm negre bài cấp 2, đêm làm negre đầu tiên, anh có tôi thêm Lâm hữu Phước KT69 là negre sẳn của anh, ba tên ngồi chật cái bảng vẽ nhỏ cấp hai, bài anh lại rất hoàn tất vì anh chăm chỉ. Bện cạnh, chị Hải, Nguyễn thị Hải học cùng lớp anh Long ngồi làm bài một mình, không negre, không patron, anh Long thấy vậy, cho mượn negre, biểu tui qua phụ làm bài cho chị Hải.



Đi ăn phở Pasteur về , qua nữa đêm tới 2, 3 gìờ sáng, chỉ Hải chán nản tuyên bố bỏ bài, đi đâu ngủ, tui ngồi đó, thấy qúa uổng công đã làm negre từ chiều tối tới giờ, lại không buồn ngủ, còn bài anh Long thì qúa hoàn tất sớm, cũng chẳng có gì làm negre. Sẵn bài bỏ của chị Hải, tui cứ đè ra vẽ thử cho vui, phá bài đâu sao, tha hồ thực tập. Tui cứ chạy qua bài chị Năng, qua bài anh Long và những người chung quanh, hỏi thăm và cóp dê những gì cần thiết về bỏ tiếp vô bài chị Hải và đi mực.


Tới sáng, chị Hải ngủ ở đâu đó, trở lại coi bài, rất ngạc nhiên vì tui đã tự vẽ thêm rất nhiều, bài không còn trễ như đêm hôm qua. Tới 9 giờ sáng gì đó, Thầy Trần phi Hùng đi vào sửa bài, tới bài chị Hải, không thấy phàn nàn, chỉ sửa qua loa chút và khích lệ là bài có thể đậu. Tui và chị Hải ủi tiếp tới 3 giờ chiều nộp bài, mang nộp, sau đó bài này đậu sau phi patron bỏ bài đi ngủ. Không biết chị Hải thương lượng với anh Long ra sao, anh Long cho biết là chị Hải ngỏ ý xin tui làm negre cho chị. Tui cũng nhận lời làm negre cho chị Hải, vì biết là tui sẽ có cơ hội tha hồ vẽ bài, vì patron Hải chỉ có khả năng tới mức hay bỏ bài như vậy thui. Như vậy mới biết có lẽ tui là người negre duy nhất, ôm bài patron đã bỏ bài, vì thấy uổng công làm negre vô ích qúa, tôi thức nguyên đêm, vẽ tiếp, sau đó tò mò coi bài có thể đậu không? Càng ủi mạnh nữa, có dịp thực tập trước khi được tự làm đồ án có trị số cho mình.



Viết như vậy để cho thấy cái đam mê vẽ bài cũa tui không chỉ giới hạn ở vẽ bài cũa mình thui. Suốt cấp 2, tui không rớt một bài đồ án KT nào, đậu liên tiếp 10 bài, 3 tháng đầu năm thứ 2 ăn 5 trị số trong đó có bài esquisse đầu tiên, tự vẽ, “một ấu trĩ viên” là vườn chơi cho trẻ em, vẽ thật con nít, từ ý tưởng tới nét vẽ nên đầu liền. Sau đó đậu thêm essquisse thứ 2, hai đề tài khác hẳn 180 độ.


Từ khi bắt đầu làm bài analo đầu tiên, tôi không bao giờ bỏ một nài nào hết, chỉ không làm esquisse nữa sau khi ăn được hai cái tối đa cho cấp hai. Bài họa cảo thứ nhì ăn được, là một cái chùa trên núi, đề tài trái ngược hẳn với ấu trĩ viên của bài đầu tiên. Vẽ trong họa thất 4, đang vẽ thì thấy anh Nguyễn tất Tống đi qua đang đi dòm tìm parti đại chúng để vẽ dùm cho hai negre cấp 2 là Dương minh Mẫn và Vũ thế Vương.


Thấy bài tui đang vẽ tới, anh đứng coi, thích thú, khuyến khích biểu tui rendu thêm cho đậm cây cỏ che kín bớt cái façade chùa đi cho có vẻ huyền bí ẩn lánh vào sườn núi, đường lên non. Tui đắc ý vẽ tới khi không thấy chùa nữa mới hoảng hồn quay qua tìm anh Tống hỏi ý, thì anh biến mất tiêu, tìm ra anh đang vẽ dùm cho hai negre một lúc để mắng vốn, thì anh cười trừ: ai biểu nghe tao xúi ! ráng chịu. Tui để vậy nộp sớm luôn, vì vẽ chì trên giấy can thiệt mạnh, gôm bớt đi sẽ để lại nét chì nhòa lem, mất đẹp. Bài đó tui ăn trị số 1, anh Tống không ăn cái nào cho negre hết vì vẽ chùa lộ liễu qúa.


Lòng đầy tự hào (ngoài mặt phải hạ mình xuống nói là may mắn cho khỏi bị ganh ghét), dễ gì ăn hai bài họa cảo cấp hai tự vẽ lấy khi đang học năm thứ hai, thứ ba. Bài họa cảo cấp hai ăn một trị số để ra trường. Đầu năm thứ ba, tôi đủ 10 bài cấp hai, ăn liên tiếp, không bỏ bài nào, không thua bài nào, nên nằm chơi nguyên năm thứ ba, đi làm negre lung tung, vì không được phép làm đồ án kiến trúc cấp một, vì chưa thi đậu construction cuối năm thứ ba.


Kể nhanh một chút cho đỡ mất thời giờ. Bài hè năm thứ tư lên năm thứ năm. Tôi thuộc họa thất 3 của thầy Thâng, đã ăn đâu ba bài cấp một, bài đồ án hè là một bài làm chung nhóm, không cần chung họa thất, đề tài là một khu làng tị nạn chiến tranh, ba bài chấm đậu cao nhất sẽ được lựa chọn đi tham dự giải quốc tế ở đâu đó, tui quên mất rùi (Madrid, Tây ban Nha). Tui đứng ra làm bài “Khu định cư đảo Thổ Châu”, chọn đảo Thổ Châu vì tui từng tháp tùng y tế hạm của Hải Quân VNCH đi du ngoạn vùng biển Nam vùng Hà Tiên, Phú Quốc. Đảo Thổ Châu hay là Pulou Panjang, tức là đảo dài, theo tiếng Malaysia và Indonesia.



ztd-thochau-2.jpg



Có giấy giới thiệu của Trường ĐHKT, tôi vào bộ tư lệnh Hải Quân ở bến Bạch Đằng, xin vào coi bản đồ trong phòng hành quân. Bộ tư lệnh cho một Trung Sĩ đứng canh tôi trong suốt thời gian tôi coi hồ sơ, giới hạn vào bản đồ cao độ, cùng địa thế, tiện lợi cho đổ quân và trú phòng như thế nào, nhưng không được dùng giấy can vẽ chồng lên mang về, mà chỉ được ghi chú. Công việc rất phiền toái.


Trở về trường, ngồi cổng sau quán chú Năm Cao, tình cờ tôi thấy trung uý Hài Quân, anh Thục, ngồi xe gắn máy chờ vợ đi học bên trường Luật, tui mừng rỡ, gặp lại anh sau chuyến cùng đi ra Trường Sa trên tuần dương hạm HQ5 trên một tháng đầu năm 1974. Tôi kể chuyện cho anh Thục nghe đã vô bộ tư lệnh HQ kiếm bản đồ đảo Thổ Châu khó khăn quá vẫn chưa có họa đồ cỡ lớn với cao độ để định vị trí khu trại định cư. Anh nói, tuần sau, đi đón vợ cùng giờ, anh sẽ cho tôi tài liệu cần thiết.


ztd-truongsa1974.jpg




Trung uý Thục, sĩ quan di hành tuần dương hạm Trần bình Trọng, tui quen thân trong suốt thời gian hải hành ra Trường Sa, lúc về lại Vũng Tầu, tui đãi anh và bốn năm người đệ tử một chầu nhậu ở bãi trước say sưa, sau đó tôi dẫn vào Grand Hotel ngay đó ở bãi trước, cung cầp phòng cho tất cả mọi ngưòi ngủ chờ sáng sớm đi xe đò về Saigon đi phép sau cả hơn tháng đi biển liên tục. Tuần sau, anh đưa tôi tập bản đồ hành quân đảo Thổ Châu, tỷ lệ lớn, tha hồ cho tôi làm bài, kèm theo tập tài liệu, các loại tầu nào, sẽ đổ bộ, ủi bãi nào được tại đây. Không biết bây giờ anh Trung Uý Châu, chắc lên thêm một cấp bậc lon rồi, bây giờ ở đâu?








.




Thực ra, bài hè cấp một năm 74, tôi chưa bắt đầu học năm thứ năm, vẫn đứng ra làm chủ một bài chung như vậy, đứng đầu tầu, trong đó có Vũ thế Vương KT69 năm thứ sáu, cùng họa thất ba thầy Thâng, anh Võ phượng Đằng KT65, năm thứ saú, họa thất 5 của thầy Lắm là hai người chung nhóm, chỉ ba người. Không hiểu sau tôi hay thích chọn đề tài lạ, nơi chốn khó khăn không giống ai, học và tưởng tượng quá phong phú, chọn đảo Thổ Châu chi qúa khó khăn xa xôi, trong khi chỉ cần phịa ra một địa điểm trong đất liền là xong như các nhóm làm bài khác.


Lúc này thì tui và Vương gần như ăn ngủ trong họa thất ba, phía sau nhà hai từng họa thất 4 luôn, vừa làm bài, vừa làm thêm mấy job nhỏ như làm negre, làm mô hình thuê kiếm thêm tiền. bài lên khung, nhìn rất hấp dẫn vì có mầu sắc rendu của anh Đằng. Môt hôm anh Lý bửu Lâm, đến ngồi nói chuyện với tui.

Anh Lâm, hình như KT64 hay 63, tui không nhớ rõ, là nhân vật KT rất nổi tiếng, anh từng làm Trưởng Tràng Kiến Trúc (chủ tịch ban đại diện SVKT), chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Saigon. Năm 1970, tui vào trường học năm thứ nhất, ngày đó, tôi con nhớ anh Lê khắc sinh Nhật vừa bị bắn bên trường Luật bên cạnh kiến trúc, thì mọi người bên trường KT dẫn anh Lâm đi chỗ khác cho an toàn, anh Nhật là phó chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Saigon lúc đó, sau khi bị bắn thì từ trần. Anh Lâm là nhân vật sinh viên làm chính trị của VNCH khá nổi tiếng.


Tui và anh lâm cũng từng đi sinh hoạt sinh viên chung với nhau rất nhiều, từ An Thới, Dương Đông, Phú Quốc, Đà Lạt, các hoạt động sinh viên KT cứu trợ chiến nạn hè đỏ lửa 1972, cho tới bảo lãnh tiểu đoàn 51 pháo binh ở Lai Khê, nói chung các hoạt động xã hội, thể thao sinh hoạt SVKT lúc đó đều có tôi dưới ban đại diện SVKT của anh Lâm.

.
zkt-yersin-1971.jpg



Anh ngỏ ý muốn vào chung trong nhóm làm bài cấp một của tui, nhóm mới có ba người, nên anh có thể vào thêm. Tui không có ý kiến gì lúc đầu, vì hình như anh Lâm chỉ sống hàng ngaỳ trong trường KT cho các chuyện SV và chính trị chứ tôi, hình như chưa bao giờ thấy anh Lâm làm bài đồ án bao giờ. Tui có thắc mắc chuyện này hỏi vài người và được biết là hình như anh ta được hoãn dịch vì lý do gia cảnh gì đó. Tui không hứng khởi gì, vì biết khả năng và sự ham thích làm bài của anh đã cho thấy qua. Tui có hỏi tại sao anh chọn vào nhóm tui, sao không xin đi vào các nhóm khác, anh trả lời, anh chỉ muốn ghi tên và để được đậu bài thui. Tui nói tiếp: chắc gì bài của chúng tui sẽ được đâu. Anh trả lời: anh chưa thấy tui thua bài bao giờ, nên chắc chắn là bài sẽ ăn, đề tài lạ, bài đang vẽ đẹp, và tui không bao giờ làm bài trễ hết (mẹ! tui cầy bừa khổ trong khi các người khác như anh Lâm ngủ ngon giấc) !!


Thực ra anh Lâm nói sai, đúng, nguyên cấp 2, tôi không thua bài nào trong 12 tháng, cấp một, năm thứ 4, tui thua ba bài cấp1, bò bài một lần vì đi Trường Sa. Đã giắt túi đâu 4 trị số cấp 1. Anh Lâm rất khôn chọn nhóm nào có thể có khả năng ăn bài để xin vào, và nhất là tui thì có nhiều cảm tình với anh Lâm, còn các nhóm khác, chưa chắc họ chịu cộng tác chung với anh, vì ai cũng thấy anh Lâm chẳng làm bài bao giờ từ ít ra ba bốn năm qua. Tui suy nghĩ, nhận lời để chờ coi anh Lâm hành xử ra sao. Tui cũng ép được anh phải bỏ tiền ra căng giấy một bảng cấp một để vẽ bài chung nhóm.


.




Ngày qua ngày, như các bạn biết hình như anh Lâm ngày nào cũng có mặt trong trường, không cà phê thì nhậu, anh thích nhậu lắm. Ngày nào tui đi vô ra đều thấy anh ngồi ngáp, nhắc anh vô vẽ bài chung đi chứ, lúc này chỉ có tui là đầu tầu kéo nghĩ ra mọi chuyện, xếp đặt tất cả, binh party kéo tất cả chạy, Vương và tui cầy thây ra trên 4 bảng cấp một và mô hình khá vất vả, trong khi các nhóm khác, họ có đầy đủ nhân số 4 mạng, cầy cục ngày đêm vẽ bài cạnh tranh nhau, vì ngoài trị số một, bài sẽ còn được chọn đi dự thí quốc tế về đề tài tị nạn chiến tranh hay thiên tai hình như tổ chức tại Madrid.


.




.

zkt-71-banca-pq1.jpg

.


Anh Đằng ghé qua rendu những gì chúng tôi đi chì và đi mực xong, anh rất tài hoa, rendu mầu sắc rất đẹp những mầu xanh dương nhiều tông của biển cả chung quanh đảo Thổ Châu. Còn anh Lâm thì cà phê cà pháo suốt ngày, mỗi lần đi đái, đi ngang qua họa thất 3 thì ghé đầu vô coi tui và Vương đang làm bài tới đâu. Tui kéo anh vào, cằn nhằn tại sao anh không ghé vào vẽ bài trong bổn phận của anh, ít ra anh cũng đi mực, gôm bài hay ít nhất anh cũng mua cho tui được ly cà phê đá chứ. Anh Lâm cười bỏ đi ra. Lúc sau, bác Năm Cao đi vào, bưng cho tui ly cà phê đá và nói: cái này của cậu Lâm, tui mang vào. Còn Vương lùn không có ly nào, tui sớt ra nửa ly cho Vương uống.


.
z-kt5sj-vpd-houston.jpg



Tui không còn thèm để ý tới anh Lâm nữa sau đó, tên của anh đã được kẻ lên trên bài, do tui đi mực. Những ngày làm bài thật vui vẻ, mỗi khi đông đủ ba người, tui Vương và anh Đằng thì vui lắm, mở nhạc õng ẹo hát, đi qua lại coi anh Đằng ren đu bờ biển tới 5 mấu xanh biển cả khác tông nhau, thui và Vương thì lấy chổi chà ra đập nhau tung tóe cho vui trước khi cây chổi đứt bung ra để lấy thân nhỏ làm mô hình các nhà tiền chế của hai làng định cư. Dựng nhà bếp lên trước trong các ngày đầu được đổ bộ lên bờ, trong tháng sau, các người dân định cư sẽ làm tiếp phần nhà chính phía trước nối với bếp. Giấc mơ học hành chiến tranh và hòa bình với những làn sóng vỗ êm ả quanh hai bãi biển bắc và nam của đảo Thổ Châu tùy theo mùa gió. Một bãi động sóng thì bãi kia êm lặng như tờ … như giấc mơ đi vào đêm đêm mỏi mệt quấn chăn ngủ trên bảng vẽ một góc họa thất ba.


Giờ tôi không nhớ rõ có bao nhiêu nhóm dự làm bài “khu định cư” này, chỉ nhớ, họa thất 1 của Thầy Hanh có nhóm “subud” có thầy Thăng, anh Trương trọng Bình, Phạm kim Giám, và Trương trung Hậu lớp tui, họa thất 2 thầy Mãng thì có nhóm của Vương, làm khu định cư bằng làng nuôi cá trên sông, họa thất 3 thầy Thâng thì là nhóm tôi, Tiến đen, khu định cư đảo Thổ Châu, họạ thất 4 của thầy Nhãc, thầy Hùng, không nhớ có ai vì không thấy làm bài trong họa thất để đi qua ngó bài chơi. Hoạ thất 5 thầy Lắm thì có nhóm của Nguyễn thanh Sơn mọi, Võ thành Lân con lớp tôi. Lâu qúa rồi không nhớ lúc nộp bài còn có thêm bao nhiêu nhóm nộp nữa không. Thường bài hè không có nhiều sinh viên cấp 1 làm, ngày nộp thường là tuần đầu tiên tháng 11 khi khai giảng niên khóa mới.


.

ztd-kt-vtvuong.jpg



Đến hồi dán kết qủa, tui giận run, bài của nhóm tui không rớt, Khu Định Cư Đảo Thổ Châu không bị đánh rớt, mà nổi lều bều nửa trời nửa nước, bài chỉ đậu một nửa trị số. Bài đồ án cấp 1 chỉ có đậu một trị số, hay là rớt. Bài nhóm tôi đậu ½ trị số không rớt, không đậu vớt, chỉ ½. Mấy ông thầy bầy ra một trò diễu cợt, theo quy chế bọc hành, đồ án cấp một chỉ có đậu 1 trị số, đậu vớt vẫn một trị số. Bây giờ không đánh rớt, mà trong lịch sử trường, lần đầu tiên bầy ra trò thương hại !!! cho đậu ½ trị số, không đánh rớt.


Chuyện ăn thua bài, đậu rớt là chuyện rất bình thường, đậu một bài, rớt một bài là giỏi lắm rồi, theo tỷ lệ đó là dư sức ra trường đúng 6 năm học. Tui làm bài cấp 1 để được đậu 1 trị số hay là rớt 0 trị số đó là luật chơi giữa thầy trò đã định sẵn bằng qui chế thi cử, Đồ án cấp một khi đậu là một trị số như quy định từ xưa tời giờ, bây giờ bầy trò ½ trị số cho đồ án KT, lần đầu tiên mới thấy trong lịch sử trường. Thương hại gì nhóm tôi mà bố thí ½ trị số, trò rẻ tiền. Làm bài ăn thua là chuyện như nắng như mưa, như dánh bài bạc, chẳng có gì nhục nhã khi thua rớt bài. Tui thấy được thí ½ trị số, chỉ cho riêng một nhóm tui, 4 đưá, đối với tui thiệt là nhục. Tui không hiểu tại sao ban giám khảo, mấy ông thầy cấp 1 lại làm trò hề như vậy, bộ tui không đủ gan thi rớt bài bao giờ hả, cấp một năm thứ tư, tui cùng từng rớt 3 bài cấp 1 rồi chư bộ chưa rớt bài nào sao.


Tui cũng không thấy thầy Thâng nói năng gì, lại để học trò thầy bị thí ½ trị số. Tui tính hỏi nhiều lần, nhưng nghĩ thầy đã không cần nói gì với nhóm tôi, trong khi trước khi nộp bài, nhìn bài chúng tôi thầy rất hỉ hả vui lòng. Tui nói với 4 người trong nhóm, tui, Vương, anh Đằng, anh Lâm, ký tên chung, viết thư trả lại ½ trị số, vì đó không phải là luật chơi khi chúng tôi bắt đầu làm bài đồ án cấp một. Tui rất làm lạ, chỉ có anh Lâm là ngăn cản, tui có nổi nóng nói thẳng vào anh Lâm là anh chẳng có xứng đáng được một nửa trị số nữa chứ đùng nói nguyên trị số vì anh chẳng hề đụng móng tay tới bài, anh chẳng làm gì hết chỉ năn nỉ xin ghi tên vô ăn ké, nhóm 4 người, chỉ có ba người đổ mồ hôi tốn mực gôm làm bài.


Cứ thế mà anh Lâm cứ năn nỉ tui đừng làm rùm beng, đừng đụng chạm tới mấy ông thầy. Tui nói thẳng, anh hai tui từng tuyệt thực bên Viện Đại Học Saigon biến cái trường Cao Đẳng Kiến Trúc trở thành Phân Khoa Đại Học Kiến Trúc, để bắt đầu có nhiều khoa trưởng khác nhau và có nhiều sinh viên được tốt nghiệp hơn, và anh tôi cũng tự học tốt nghiệp KTS, thì tui cũng được sinh ra từ gia đình đó, tui chẳng sợ một ông thầy nào, và anh chờ, tui sẽ ra ứng cử Trưởng Tràng cho anh coi.

.

Nói riêng ra cho các bạn học KT sau có thể không biết, chỉ có một loại bài cấp một, khi đậu chỉ được ½ trị số đo 1là bài họa cảo cấp một premiere esquisse, không đòi hỏi bắt buộc phài thi đậu esquisse cấp một như là cấp hai. Đậu bài này, lại phải làm thêm bài nữa, hai bài ½ trị số cộng lại mới được 1 trị số, 1o trị số cấp 1 mới được làm bài ra trường, thành ra có ½ trị số, nhiều khi ra trướng với 10 ½ trị số cấp 1, dư ½ trị số bỏ đó, vì đậu được esquisse cấp 2 đã rất khó, đậu được esquisse cấp 1 thường là chuyện không tưởng, nên cấp 1 đọng lại vài trăm sinh viên có thể đến 300 mống, mỗi lần nộp bài esquisse cấp một có chừng dưới 10 mống nộp, có lẽ vẽ vì bị bịnh ngứa tay. Trước đó tui cũng đã vẽ vài lần để tập dợt cho vui.


Anh Lâm nhất định không trả lại ½ trị số cho dù tui nói mình làm đơn trả nhưng nhà trường cứ không trả giữ nguyên quyết định thì anh vẫn có ½ trị số đó, trả ở đây để cho mấy ông thầy biết đừng có đùa nghịch trền đầu anh và tui như vậy, ít ra mình cũng còn có chút danh dự chứ. Sau rồi tui cũng quên đi không thấy cần phải trả nữa. Trưóc đó tháng 5/74 tôi đã vẽ thi họa cảo 12 giờ cấp một, bài Viện Đại Học Saigon ở trên Khu Đại Học Thủ Đức, bài này được chấm đậu ½ trị số như quy định, lúc đó tôi mới học năm thứ tư, cũng rất tự hào trong bụng là làm esquisse cấp một cũng ăn luôn. Lần đó anh Lý bửu Lâm cũng vẽ bài này, trong 7 bài nộp, tôi và anh Lâm ăn nửa trị số. Nên lần này làm bài Thổ Châu, không hiểu tại sao các thầy, họ không đánh rớt nhóm chúng tôi, mà biết trong hồ sơ là tôi và anh Lâm đã có sẵn ½ trị số cấp một, nay hạ trị số bài đồ án cấp một xuống, thay vì đánh rớt, bố thí cho ½ trị số, ráp lại thành một trị số. Chỉ có Vương và anh Đằng là không có sẵn ½ trị số để ráp thành một.


.
ztdthochau-hocba-cap1-1.jpg



Tuy là tôi có sẵn ½ trị số từ trước, nhưng không phải vậy mà tui cần giữ ½ trị số kiểu chọc quê này, tôi mới học đầu năm thứ năm, vẫn có thể học 8 mười năm như mọi đàn anh, dư thừa thời gian dư sức cho tôi lấy 10 hay 11 trị số cấp một không có gì khó khăn, trong khi vào đầu năm thứ năm, tôi đã có sẵn 4.5 trị số cấp một. Tuy nhiên vì anh Lâm qúa cần ½ trị số này để ráp với ½ đã có, nên tôi quyết định im lặng. Làm bài đồ án sau đó ăn bình thường như mọi lần, thêm một hai trị số một ăn liên tiếp từ đồ án tới concour mỗi tháng, tui cũng không quan tâm nữa đến cái nửa trị số này coi như thầy lúc nào cũng hơn trò, nên thầy tha hồ chơi đòn hèn dưới lưng quần học trò vậy thôi.


Ngoài ra chỉ có ba bài chấm đậu của đề tài Khu định Cư của ba nhóm sẽ được gửi đi dự thi giải quốc tế ở Madrid, Tây ban Nha. Đó là nhóm của họa thất 1, 2 và 5. Không lẽ chỉ vì chỉ chọn ba nhóm mà cho nhóm chúng tôi ½ trị số, cứ đánh rớt chúng tôi chỉ cho nhóm của 3 họa thất trên đậu, hay các thầy không làm như vậy vì sinh viên trong trường khi so sánh bài nhóm chúng tôi và ba nhóm kia sẽ dư sức biết bài nhóm nào xứng đáng hơn vì mắt mọi người không có đui. Cứ việc đánh rớt chúng tôi, mắc cở gì mà phải cho ½ trị số, chuyện chưa từng có xẩy ra ?. Sau đó ba nhóm kia vẽ lại bài để được gửi đi dự thi, rồi thì VNCH không còn nữa nên không biết gì thêm với các bài dự thi này.


Qua bài hè Thổ Châu, kết qủa làm tui nổi nóng, tháng 11/74 giữ lời nói với anh Lâm, tui ra ứng cử Trưởng Tràng Kiến Trúc, anh Lâm và anh Trần nguyên Đôn, lúc này làm tình báo cho VNCH từ lâu, nhất định ngăn cản tui ra tranh cử, họ chỉ xếp đặt cho duy nhất có một liên danh ra tranh cử như đã thành công nhiều năm trước đó riết thành truyền thống là lúc nào cũng chỉ có một liên danh ra độc diễn cũng y như bầu cử TT của Ng văn Thiệu, VNCH. Lần đó là họ xếp đặt cho anh Võ quang Minh KT68 ra tranh cử trưởng tràng và ép tui đứng ra làm phó trưởng tràng nội vụ, thay vì tôi muốn đứng đầu một liên danh riêng biệt, thêm năm nữa khi tôi lên năm thứ 6, thì sẽ đến phiên tui làm trưởng tràng. Từ nhiều năm, trong trường KT từ khi tôi vô học, coi như phe của anh Lâm, kiểm soát được tất cả chuyện cho ai ra tranh cử Trưởng Tràng, là người đó chắc chắn là thuộc phe họ, tức là phe chính quyền VNCH.


Tôi đồng ý bên ngoài cho anh Lâm sắp đặt liên danh tranh cử như vậy, nên tôi để yên cái chuyện đòi trả ½ trị số của bài Đảo Thổ Châu lại cho nhà trường. Nhưng tôi vẫn xếp đặt âm thầm riêng biệt một liên danh ứng cử ban đại diện SVKT, cho mọi người trong liên danh biết phải yên lặng tuyệt đối không cho ai hay, vì họ sẽ có thể phá đám và làm hại liên danh chúng tôi. Đồng thời tôi tranh cử làm trưởng họa thất 3 cấp một của thầy Thâng, thường là sinh viên năm thú 6 mới làm trưởng họa thất, lúc đó tôi chỉ mới bắt đầu năm thứ năm, nhưng là năm thứ nhì ở hoạ thất thầy Thâng, các bạn trong HT đa số là năm thứ 6 trở lên, nhưng họ chỉ cần người trưởng hoạ thất thực sự làm việc cho họ, nên tôi trở thành trưởng họa thất 3 cấp một.


Được sự giúp đỡ của các bạn cùng lớp và các bạn lớp dưới, chúng tôi họp hội đồng trưởng lớp và trưởng họa thất, dễ dàng loại anh Lâm ra khỏi chức chủ tịch hội đồng trưởng lão sẽ đứng ra làm chủ tịch ban bầu cử ban đai diện KT sau đó. Anh Lâm không ngờ chuyện này, khi không nắm được hội đồng trưởng lão lo chuyện bầu cử, nên anh Lâm và anh Đôn sẽ không ngăn chặn được thêm một liên danh thứ 2 ra tranh cử BĐD SV khác với liên danh họ nắm đầu đưa ra. Ngoài ra, như định trước, hai ngày trước khi hết hạn nộp đơn ra tranh cử, tôi cho anh Lâm và Đôn biết tôi quyết định không ra tranh cử bên trong liên danh của họ với anh Minh làm trưởng tràng. Anh Lâm và anh Đôn năn nỉ tôi đừng làm như vậy, tôi không hề cho họ biết là tôi có liên danh riêng. Còn anh Minh gặp riêng tôi năn nỉ, cho biết anh chỉ cần chức trưởng tràng để được hoãn dịch, năm tới anh sẽ chạy được hoãn dịch bằng cách dậy học cho đaị học Hòa Hảo hay Cao Đài gì đó. Còn trong ban đại diện SVKT, anh sẽ để yên cho tui làm tất cả quyết định tui thích. Tui chỉ trả lời: trường KT đang có tới vài trăm sinh viên đang đi lính làm bổn phận công dân đâu có được hoản dịch, anh đâu có thể lợi dụng làm cái chuyện hoãn dịch trên đầu trên cổ người khác như vậy.

.

zkt-bongban-73-74.jpg

Phía sau anh Tiếu là bác Ba, tài xế của trường Kiến Trúc.



Hai ngày trước khi hết hạn ghi tên ứng cử, tôi hẹn trước với Trần ngọc Lâm thợ điện lớp tôi là trưởng ban bầu cử Ban Đại Diện, đồng ý sẽ hoàn toàn trung lập, chúng tôi đã loại được anh Lâm dự tính nắm chức trưởng ban bầu cử, bằng cách họp hội đồng trưởng lớp bất ngờ chọn Lâm, trưởng lớp năm thứ năm làm trưởng ban bầu cử bằng đa số bầu, anh Lâm thua phiếu. Ngày đó liên danh của tôi hoàn toàn trong bí mật, không ai biết là ai, hẹn trước có mặt trong trường cùng lúc, bất ngờ vào ghi tên ứng cử ban đại diện SVKT với Trần ngọc Lâm trưởng ban tổ chức bầu cử. Tôi ra tranh cử ban đại diện, đứng đầu trường tràng. Ba người trong nhóm làm bài Thổ Châu, Vương năm thứ sáu, anh Đằng năm thứ sáu và tôi đều nằm trong liên danh ứng cử cộng thêm anh Phạm kim Giám năm thứ sáu, Phan Liêu lớp tôi năm thứ năm, Bảo Ngọc năm thứ tư, Nguyễn hồng Phúc năm thứ ba, Võ trung Trực nằm thứ ba, Nguyễn ngọc Trai năm thứ ba. Tôi có nói trước, chưa chắc gì năm thứ sáu sẽ đồng ý bầu chức Trưởng Tràng cho lớp dưới (số sinh viên từ năm thứ nhất tới năm thứ năm cộng lại không bằng nhân số năm thứ sáu), nhưng năm nay không thắng, thì năm sau chúng ta sẽ có nhiều cơ hội hơn, cứ thử để cho họ biết cái trò độc diễn bầu cử thay dân chủ đã xẩy ra trong qúa nhiều năm rồi, không ai thèm ngó ngàng tới bầu cử cho dân chủ nữa.


Trong lúc đó liên danh anh Minh vội vã thay đổi nhân sự kiếm người thay thế tôi, nên chỉ nộp đơn ứng cử khi sắp hết giờ nộp đơn. Lần đầu tiên từ ngày tôi vào học trường KT năm 1970, có hai liên danh ra ứng cử cho SV toàn trường được lựa chọn. Lúc này tôi chuẩn bị chờ đợi mọi thủ đoạn chơi xấu từ phe chính quyền, tôi ở luôn ăn ngủ trong trường, tránh về nhà để không bị cảnh sát đón đường xét giấy hoãn dịch và cho là giấy gỉa, nhốt bót vài ngày là hỏng chuyện ứng cử. Khi cần về nhà, tui nhờ đệ tử đi trước một vòng coi có cảnh sát đứng đón đường không rồi chở tôi về ngay sau khi không có ai chận đường.


Tôi nhớ không lầm thì ngày bầu cử là khoảng đầu tháng 12 năm 74, vào ngày lãnh đề làm bài, nộp esquisse để tất cả các sinh viên năm thứ sáu còn kẹt bài về trường lãnh đề nộp họa cảo. Lần này, ban giáo sư nhà trường cho người theo dõi sát, vì trong chương trình ứng cử tôi có nói rõ ràng sẽ yêu cầu nhà trường cho thay thế các giảng viên sửa bài hoạ thất cấp hai, không hề được sinh viên ghi tên chọn, đi lang thang trong trường tìm các sinh viên năn nỉ sửa bài cho họ (anh có thuộc hoạ thất tui không?, vô tui sửa bài !!) . Sinh viên không thèm chọn hoạ thất được nhà trường nhét vô họa thất các giảng viên thiếu khả năng này. Tại sao đã nhiều năm như vậy mà hội đồng giáo sư vẫn giữ họ liên tục nhiều năm không hề thay thế bằng các người khác có khả năng giảng dậy hơn. Trong khi các thầy giỏi, gạt sinh viên ra không hết, sinh viên ngủ cả trong trường, để đợi giành dựt nhau ghi danh, hết chỗ họa thất ngay khi bắt đầu giờ ghi danh chọn hoạ thất.


Ngoài ra các giảng viên không có sinh viên để sửa bài, vẫn lãnh lương đều như các giảng viên có đầy sinh viên để sửa bài. Bầu cho liên danh tôi, đó là những chuyện tôi sẽ đặt ra yêu cầu giải quyết khi tôi đắc cử, và dĩ nhiên, chuyện ½ trị số của đồ án cấp một bố thí cho nhóm Thổ Châu chúng tôi sẽ được hỏi thăm, ai? thầy nào chủ xướng ra chuyện không có trong quy định thi cử của trường. Ngoài ra tôi cũng tìm cố vấn và biết một bí mật là nếu làm cho mấy thầy ghét hay mấy thầy sợ, cũng là một cách được ra trường sớm, không phải là bị đuổi ra, mà là được tốt nghiệp sớm ra khỏi trường cho khỏi ở lại gây phiền toái. Ngoài ra, tôi đang dư ba năm học cho hoãn dịch, chỉ còn vài trị số cấp 1 là đủ 20 trị số, đủ trị số mà không làm bài ra trường thì làm gì tui?


Tôi còn nói thẳng trong chương trình tranh cử là đối với nhà trường, phải có cài thiện chương trình và phương pháp giảng dậy chấm bài vì số sinh viên bị ứ đọng không ra trường được ở năm thứ sáu qúa nhiều, ám chỉ hội đồng giáo sư chận sinh viên tốt nghiệp để bảo vệ cơm cháo của các KTS già đã tốt nghiệp. Một trường đại học không hoàn hảo khi số sinh viên tốt nghiệp chỉ là con số quá it so với sinh viên đưọc nhận nhập học, mà không bị rớt ngay những năm đầu, chỉ ứ đọng ờ năm cuối vì không đậu được đồ án kiến trúc, đó không phài là một môi trường giáo dục tốt đẹp. Ngoài ra chủ tịch ban đại diện thường chì dành cho SV năm thú sáu, không lo lắng gì cho quyền lợi của sinh viên từ năm thứ nhất cho tới năm thứ năm, chỉ lo làn các chuyện gì có lợi cho cá nhân trưởng tràng thôi như làm công cho chính quyền để được hoãn dịch.

Thành ra, liên danh tôi được ủng hộ nhiều từ các lớp dưói, còn năm thứ sáu thì liên danh đối thủ rỉ tai là tôi vô phép đòi làm trưởng tràng khi chưa học năm thứ sáu, và chọc ba anh năm thứ sáu trong liên danh tui là để cho thằng nhóc nắm đầu. Họ chỉ trả lời, nó giỏi thì không sao. Biết phía tôi cũng dựa vào đâu đó mới dám đối đầu với liên danh do chính quyền đưa ra mà anh cũng biết anh Lâm và anh Đôn đang làm gì cho ai. Hai anh này đến gặp tôi, thương lượng là sẽ để cho bầu cử tiến hành, không phá phách gì, nếu đắc cử, khi phe bên kia (CS) liên lạc với tôi, thì tôi phải cho họ biết. Còn phần tôi và gia đình tôi thì họ quá biết như thế nào rồi. Mọi người đồng ý như vậy.


Khi kiểm phiếu, liên danh tôi thua, tôi thất cử, ít hơn liên danh đối thủ 6 phiếu, trong một cuộc đếm phiếu công khai ngay sau đó. Tôi thua phiếu năm thứ sáu, lớp này có nhân số hơn một nửa trường, còn từ năm thứ nhất tới năm thứ năm không có được bao nhiêu sinh viên. Qua tháng 1, 1975 khi tỉnh lỵ Phước Long thất cử, anh Minh đi kiếm tôi đang ngủ trong họa thất, yêu cầu đi vào các lớp nhỏ đi kêu gọi tới ICCS biểu tình lên án VC vừa chiếm Phước Long, bên trên ra lệnh cho anh phải kiếm SV đi biều tình. Tui hỏi anh ta: đó là bổn phận của anh để được hoãn dịch, kiếm tôi làm gì, anh Minh vẫn thành thật trả lời: toàn là các lớp nhỏ bầu cho Tiến không à, họ đâu có nghe lời tui. Tui trả lời, vậy anh đi kiếm mầy người bầu cho anh mà ra lệnh cho họ đi biểu tình, và tôi quay mặt đi ngủ tiếp.


Sau đó, tuy thất cử, nhưng như chó ngáp phải ruồi, qua đầu tháng 1, không những ăn bài đồ án, tui ăn họa cảo, ăn thêm concour, ngó qua lại thấy gần đủ 20 trị số, mới học có năm thứ năm, cuối năm thứ tư tôi quyết định ở lại lớp bằng cách thi rớt bê tông khóa hai, như bị thi đậu bất đắc dĩ vì tên Bùi quang Tân lớp tui còn tệ hại hơn nữa, rớt dưới điểm tôi, thầy Cảnh vớt cho Tân đậu để khỏi bị đi lính, vì thi khóa 2 rồi mà còn qúa lười biếng, thành ra tui bị đậu oan uồng. Không rớt được, không ở lại lớp thì tui làm tới luôn, sẽ làm bài hết cho thật nhanh, đủ bài ra trường, đủ môn thi ra trường, rồi tới đó muốn ra KTS tiếp hay không thì tuỳ ý, cứ nghỉ cho hết các năm được hoãn dịch.



.
zkt-tmd-kt70-75.jpg




Như đọc được ý muốn của tôi, các thầy cho tui đậu bài liên tiếp ăn đồ án, ăn concour, hai trị số một mỗi tháng. Lúc này tôi làm trưởng họa thất 3 của thầy Thâng, dọn nhà lên lầu cao, thầy có văn phòng nhỏ, bỏ đó cho tui muốn làm gì thì làm, tui mang đèn vẽ vào bàn gắn, thì qua tuần sau mở cửa ra, bị tháo mất đèn trong văn phòng thầy, chắc là Hùng Sùi có chìa khóa của trường mở cửa vào lấy cắp. Lúc này mầy thầy thương tui lắm, ăn bài nhanh không kịp thở, cứ mỗi tháng, một đồ án, một concour, sắp đủ trị số ra trường.




z-kt5sj-08-lbl-tnd-mb.jpg

trái: anh Minh Bò, anh Lý bửu Lâm, anh Trần nguyên Đôn, Fort Worth, Texas năm 2008.


Chuyện đời cứ như nước vô cầu tiêu mà không cần giựt nước, nhờ làm bài Thổ Châu mà đủ kinh nghiệm vượt biển xuyên đại dương tìm tự do. Kỳ họp đại hội KT4 ở Houston, có gặp anh Lý bửu Lâm và Trần nguyên Đôn, tự nhiên nhớ chuyện ½ trị số đảo Thổ Châu, tui cứ mỉm cười thầm hoài. Sau này viết Blog, cũng nhắc chuyện ngày xưa ½ trị số nhiều lần, tự hào mình vẽ essquisse giỏi. Thấy rõ ràng mấy thầy muốn cho nửa trị số cấp một cho bài đồ án cấp một hay cho ai đậu ai rớt tùy ý, thương ai hay trù dập ai tùy ý, mấy thầy băng đảng với nhau, chơi lẫn nhau, thầy chơi thầy, thầy thù học trò của nhau tuỳ ý, đằng sau cái phòng chấm bài chắc có nhiều bẩn thỉu trong đó. Tương đối thôi, có người kể cho tôi nghe, chúng nó chở tủ lạnh tới nhà thầy, cho tiền nhân viên trường ban đêm mở cửa phòng nộp bài cho chúng nó tráo bài hay vẽ tiếp, dẫn tổng thư ký trường đi nhậu tốn bao nhiêu tiền, và con của ông khoa trưởng Tô công Văn đậu thủ khoa thi tuyển vô KT mà bỏ đi du học Pháp cho le, mẹ bố nó không có biết trước đề thi hay sẽ sẽ thi toán phần nào thì thằng nhóc làm gì đậu mổi thủ khoa, tôi biết rõ điều này vì tôi đã dậy thằng nhỏ Tô cong Cong … con này học vẽ phân độ, trong trường KT do Ban Đại Diện tổ chức.

.

ztd-thochau-1.jpg




He he chuyện đời vài chục năm trước của một thời đại học Kiến Trúc, hỷ nộ ái ố bi ai, hận thù, dơ dáy có đủ cả, nhân chứng sống vẫn còn. Chuyện nửa trị số này, các nhân vật trong nhóm Thổ Châu, anh Lý bửu Lâm biết rõ hơn ai hết vẫn còn đang ở Fort Worth Texas, anh Võ phượng Đằng ở Houston, Vũ thế Vương ở Saigon. Thôi tui hài lòng với cái tài vẽ họa cảo cấp một của tôi. Trời xanh có mắt, không có làm bài Khu Định Cư đảo Thổ Châu tận tụy hết mình thì đời tôi đã không ngả qua một con đường khác. Tôi chỉ sống ở VN tới 24 tuổi, hơn nửa đời người, đã sống lâu hơn ở cái xứ này, đi học kiến trúc lại tại Mỹ. Tại đây không có cái trường đại học nào mà sinh viên vào thì đông, sáu năm sau kẹt lại hết ở năm thứ sáu không ai rớt, còn ra trường thì có năm không ai ra, chỉ trung bình 10% ra là may lắm, cái trường đâi học đó đả bị đóng cửa xóa sổ từ lâu vì chế độ giảng dậy điều hành như vậy.


Nhắc lại chuyện xưa, đứng ở xứ Mỹ ngày nay nhìn về chuyện xưa, thiệt là một chuyện thần thọai, ôi cái dĩ vãng đáng yêu trường KT SG tạo ra một thành tích có thằng ngáp phải ruồi to nhỏ như tui bị các thầy qúa ghét cho ra trường sớm nhất trong lịch sử trường, chỉ trong 5 năm. Ngồi ôm tập portfolio chờ gặp ông khoa trưởng Kiến Trúc Mỹ nhận xét để xếp lớp học. Ông ta cười mày đi về đi đừng học tại đây nữa. Tại sao? Tôi học tại VN dở qúa, hay tiếng Anh tôi dở quá. Không có, tao với mày đang nói chuyện trên 15 phút rồi đâu có ai không hiều ai đâu, mày đùng phí thời giờ học cái trường này, thiệt mà tụi sinh viên ở đây tốt nghiệp không vẽ được như mày đâu, mày may mắn được tốt nghiệp tại cái trường ở Saigon, không tin tao hả, tao đưa bài tốt nghiệp của tụi sinh viên ở đây cho mày coi. Mà ông ơi tôi không có cái bằng đại học accredit của Mỹ thì tôi không có thi lấy bằng kts của tiểu bang này được. Oh! mày muốn làm KTS chứ không phải chỉ làm họa viên à. vậy thì học ở đây, welcome! , mày sẽ không gặp khó khăn gì, cỡ như mày học dễ ẹt à.

.

zkt-doidihocKT-1.jpg




Tôi lặng lẽ ôm tập portfolio đi về cám ơn ông khoa trưởng Mỹ đã cho gặp riêng, tự mỉm cười: ông ơi, không có ai ở cái trường KT Saigon giống tui hết. Just me only. Biển đã hết động từ ba bốn chục năm rồi. Biển Thổ Châu lặng sóng, một nửa trị số một của tôi bềnh bồng đi qua đại dương lớn …. Đưa tôi vào giòng đời ở thế giới to lớn hơn cái trường ĐHKT SG đầy yêu dấu của tôi ơi. Mà ông dean trường đại học Mỹ nói thiệt, làm thiệt, họ rộng mở vòng tay đón nhận tui, không kỳ thị gì hết, nói tiếng Anh có dở thì họ kiên nhân lắng tai nghe, chẳng khinh, ghen ghét thù oán hay kỳ thị gì hết, học lớp nào thì thầy lớp đó đều mừng, cuối khóa xin giữ bài lại để làm thành tích dậy học của mình. Tới khi thấy tôi được nhận vào Berkeley, tôi tính chuyển trường, thì họ cho học bổng khỏi trả tiền học, cho làm teaching assistant có lương, khi ra trường viết thư giới thiệu đầy đủ. Thiệt là chỉ trong một hai năm mà họ đối xử như vậy. Cuối kỳ thi, lớp nào sinh viên cũng được phát cho tờ giấy phê bình giáo sư về đủ mặt, gập tờ phê lại, chính giáo sư phải thu lại nộp cho nhà trường. Ôi trị số của trường KTSG, ôi tín chỉ, ôi credit của trường đại học Mỹ … đời như một giấc mơ đã qua vài chục năm … cái gì của sự thật, xin trả lại cho sự thật.





z-td-477-9.jpg picture by tddesign




ztd-hoiquanthochau.jpg

.

Đời phù du, nhắm mắt, nửa đời người qua nhanh theo định mệnh riêng của mỗi người Sinh Viên Kiến Trúc Viện Đại Học Saigon chúng ta. Trường xưa không còn nữa, trị số một đi vào dĩ vãng một thời ăn thua bài rất nghiệt ngã, một nửa trịs số một cho bài đồ án cấp một, lần đầu tiên và lần cuối cùng … có huyền thoại riêng của nó. Một thời sinh viên Kiến Trúc Saigon của tôi và của các bạn ngày xa xưa, bây giờ chỉ có bài này gởi gió theo mây ngàn bay về bên kia trời kỷ niệm.


By duongtiden.




dai hoc kien truc saigon, kien truc Viet Nam, Vietnam architecture, duongtiden, duongtiman. dao Tho Chau, dao tho chu, poulo panjang, kien giang rach gia, bai cap mot, ve voi, bien dao viet nam. boat people, thuyen nhan Viet Nam, san ban ca duoi bien.



.

Sunday, November 18, 2012

Tôi làm phụ diễn cho phim White House Down (Tiếp theo), Bài của Lâm-Công-Quyền KT65.


Tôi làm phụ diễn cho phim White House Down

(Tiếp theo)

Bài của Lâm-Công-Quyền


Thân tặng anh Trần-Đình-Thục, người nghệ sĩ đa tài, still photographer cho rất nhiều show VN lớn ở Mỹ như Asia, PBN…thân tặng bạn Trần-Quang-Minh, tự Minh Bò, người đệm trống cho tôi hát bản What’d I say lần cuối cùng, tháng 12 năm 1965.

.


Cô bé Joey King đóng vai con của Channing Tatum Hình lấy trên Google.




- Tối hôm qua, tôi đang coi 21th Jump Street, đang bị ảnh hưởng điên điên, điện thoại…



reo,congái tôi gọi lại nhà, tôi nói lảm nhảm gì đó không nhớ, con tôi mới nói: “ Ba ơi, ba nói cái gì mà kỳ cục vậy ba?””Ba đang coi phim 21th Jump Street nên có lẽ đang bị bất bình thường, con gọi lại để nói chuyện sau nghe con !”




.
zChanning_21Jumptreet.jpg

Tài tử Channing Tatum và tài tử Jonah Hill trong phim 21 Jump Street, 2012. Hình lấy trên Google.


Channing cười gập lại làm đôi, tôi nhắc thêm vài đoạn diễu tối đa khiến tôi và anh ta cười rũ rượi, thí dụ:”my Korean Jesus” hay đoạn người đồng diễn với anh ta, Jonah Hill, đóng vai Peter Pan, được kéo bằng dây, giả như đang bay trên sân khấu thì Ch.T. chạy vô ôm chầm lấy làm cả hai té lộn tùng phèo…



Lúc đứng đợi trên set với các phụ diễn khác, tôi thường hay trông thấy Channing và cô bé Joey King đóng vai con gái anh, vừa để qua thì giờ, vừa đở mệt khi phải đứng chờ lâu tại chỗ, họ chơi những trò trẻ con như đập tay, nhảy múa hay hát hò với nhau. Họ là những người Mỹ vì công việc, phải tạm xa nhà, cùng tiếng nói, cùng nếp sống, cùng phong tục tập quán nên thân nhau như cha con thật, có một lúc đi ngang qua, tôi hỏi Channing:



- Cô bé này có phải là con gái của anh thật không?



- Không, nhưng mà tôi hy vọng có một cô con gái như vậy thật.



Nói chuyện với Jamie Foxx



Thời gian mấy ngày đầu, tài tử Jamie Foxx bận công việc hay kẹt khế ước gì gì đó bên Cali nên không ai thấy mặt, những phút được nghỉ giải lao, tôi đi dọc theo hành lang giả WH, trông thấy trên tường treo một bức chân dung J.F. trong vai tổng thống Mỹ, đàng sau lưng có lá quốc kỳ, tôi nghĩ thầm:”mỗi người có một tướng tá riêng, J.F. không có vẻ một TT tí nào cả, dù anh ta vừa là ca sĩ vừa là một diễn viên chiếm giải Oscar năm 2004, anh có hàng triệu người ái mộ, anh có bạc triệu nhưng anh không có cái oai của TT. Obama. Gương mặt anh trông hiền lành như một anh thư ký ngân hàng hay thợ máy ở garage hay ca sĩ..v..v..”





Jamie Foxx đang hát bản What’d I say trong phim “Ray”. 2004. Ảnh của Universal Pictures.


Ngày đầu tiên của J.F. tại phim trường, tôi nhận thấy so với người Mỹ, anh thuộc loại nhỏ con, dáng đi không được thoải mái tự tin như bước đi của Obama. Anh cùng với các phụ diễn đóng vai toán cận vệ, đi ngang qua nhóm đóng vai du khách chúng tôi, tôi thấy mọi người đều có vẻ háo hức, nhất là các phụ diễn gốc da đen, nhưng vì lệnh cấm nên không ai giám nói chuyện với anh ta và cũng không ai giám chụp hình luôn.



J.F. trong vai TT Mỹ từ trên lầu cùng với chánh võ phòng và chánh văn phòng..v..v.. bước xuống đến tiền sãnh, gặp ngay nhóm du khách mà hai người đứng ngay trước mặt anh là hai cha con ̣(giả) Channing Tatum và Joey King, tôi và bà Margaret chỉ đứng cách hai người này phía bên trái khoảng một bước, TT dừng lại hỏi cô bé đôi ba câu rồi bỏ đi, cô chạy theo xin TT cho cha cô vô sở Secret Service làm. Chỉ có bao nhiêu mà cứ phải quay đi quay lại nhiều lần, có một lần nghỉ tạm, tôi bèn nhân cơ hội bước đến chào và bắt tay anh, tôi nói:



- Tôi rất thích xem anh trong vai Ray Charles lắm, có phải chính anh đàn piano thật không[1] ?



- Vâng, vâng, chính tôi đàn piano thật !



- Mr. Foxx, anh có thể hát bản What’d I say ngay tại đây cho chúng tôi được không ? Tôi chỉ tay ra sau nhóm phụ diễn và quên mất là còn hàng mấy chục chuyên viên xung quanh nữa, đó là chưa kễ đến đ.d.và p.t.đ.d. đang trông thấy mình trên khoảng 5, 6 moniteurs.



Câu trả lời của Jamie Foxx làm tôi chưng hửng và bị khựng trong một vài giây:



- Anh có thể hát bản What’d I say với tôi được không ? (Can you sing What’d I say with me ?)



Tuy ở nhà, tôi biết sẽ gặp J.F. nhưng không bao giờ chờ đợi một câu trả lời như vậy, J.F. là một diễn viên xuất sắc, anh đã được gặp Ray Charles, ông ta đã thử tài anh, rồi công nhận đúng là người thủ vai ông ta. Sau đó J.F. đã diễn vai Ray Charles rất tài tình, rồi được giải Oscar nam diễn viên xuất sắc nhứt cho năm 2004 trong vai Ray, nhận từ tay của người đẹp Charlize Theron. Người truyền thân của Ray này đang đứng trước mặt tôi và mời tôi hát chung với anh bản What’d I say !?!?!?

.

zTheSunliters_24_12_63.jpg

Tôi và ban The Sunliters đang trình bày bản What’d I say trên sân khấu trường Taberd, Sài gòn ngày 24/12/1963. Hình của LCQuyền.



Tôi bị á khẩu, bản What’d I say này, tôi đã từng hảt cách nay đúng nửa thế kỹ, tôi đã trình diễn với ban The Sunliters bản này không biết là bao nhiêu lần, trong các bal, các đám cưới, các sân khấu trước cả ngàn người. Bản nhạc đặc biệt sexy này đã từng được không biết bao nhiêu ca sĩ trên thế giới kể cả Việt-Nam, các ban nhạc Rock tại Sài-gòn các năm



1963-1964 đều có ca: Jacky và Les Vampires, Doãn với Black Caps, Công-Thành với Les Fanatiques, chỉ riêng Elvis Phương và Rocking Stars muốn làm ra cái điều, hát bản này với version tiếng Pháp là Est ce que tu le sais với những lời lẽ ngô nghê chẳng ăn nhập gì với bản chánh của Ray Charles. Đúng nửa thế kỷ! Qua bao nhiêu bễ dâu, bộ nhớ càng ngày càng phai nhạt, lần cuối cùng, cuối năm 1965, tôi còn cầm cây đàn điện, tự đệm và hát bản What’d I say với người đệm trống là bạn học cùng lớp Trần-Quang-Minh[2] trên sân khấu của trường trước đêm truyền thống ! Nay hoàn toàn không nhớ một lời !



- Rất tiếc, Mr. Foxx, tôi không thể…



Có thể Jamie Foxx nghĩ rằng ông già VN lù khù, lờ khờ này không biết hát, nhưng chắc chắn anh ta không hiểu được không thể đây có nghĩa là không thể nhớ được!



Trong đời có một dịp may mà ta không nắm lấy thì dịp may ấy không bao giờ trở lại nữa, tôi cảm thấy tôi đã lỡ dịp may ấy. Qua ngày hôm sau, tôi thuật lại cho cả nhà nghe, thằng con đạo diễn – ca sĩ của tôi nó kết luận: “Đáng tiếc cho ba quá!”. Đối với một người đam mê nghệ thuật, việc lỡ dịp may hát chung với một người nổi tiếng, là truyền thân của một



người nổi tiếng khác làm họ đau, họ tiếc hùi hụi. Người ta thường hay nói, lỡ dịp may bằng vàng, ở đây, đối với tôi, việc này không thể sánh với vàng hay với tiền bạc được !



Tôi hối hận quá, nhưng là người có rất nhiều ý kiến, bèn tìm cách gỡ gạc, trong dịp đứng gần J.F. ngày sau, tôi tiến gần đến anh, hỏi:



- Anh có thể nhắc dùm tôi hai câu đầu của bản What’d I say được không ?



J.F. im lặng, cười tủm tỉm, không nói câu nào, tôi đưa hai ngón tay:



- Chỉ̉ hai câu đầu thôi !



J.F. cũng cười cười không nói, không rằng, tôi nghĩ, bên Mỹ được lên cỡ đó rồi khiến người ta e ngại đũ thứ việc có thể xảy ra, có lẽ anh ta đang ngại tôi đang chăng bẩy anh chăng ? Hay sợ vụ này làm lùm xùm trên báo chí ? Sợ vi phạm tiền bản quyền ? Dù gì đi chăng nữa, tôi thấy rõ ràng rằng mình đã bỏ mất cơ hội rồi, J.F. trong lúc cao hứng nói ra, sẽ không bao giờ lặp lại lần nữa.



Sau đó vài tuần, tôi dò tìm trên Google đọc lại lời bản What’d I say rồi gặp lại anh, tôi cũng cố ý nhắc lại, nhưng anh ta cũng chỉ cười cười mà thôi. Thôi, thế thì bye bye Ray Charles, bye What’d I say forever !


Nói chuyện với Richard Jenkins


Chúng tôi bắt đầu làm cho phim ngày 16/8 mãi cho đến ngày 1/10 mới thấy Richard Jenkins xuất hiện lần đầu trên sàn quay thứ 3 của WHD. Hảng phim đã xây dựng Toà Bạch Cung làm ba nơi khác nhau tại Montréal, cho thấy sự vĩ đại của phim này. Hảng Centropolis Entertailment đã thuê hai khu đất mênh mông kế cận nhau của công ty UFO DOME và các nhà kiếng trồng cây của Jacques Lauzon & Fils ở vùng Laval (phía Bắc của th.ph. Montréal, cách nhà tôi hơn 50km) để dựng một phần phía trước WH bị hư hại.



Sáng ngày 1/10, đến khu Jaques Lauzon & Fils, ở Laval phụ diễn đã có mặt rất đông, khoảng 250 người nam nữ, chờ điền vào giấy tờ, thay quần áo, trang điễm xong được 5 chiếc xe bus vàng ̣(chuyên chở học sinh) thay nhau đưa qua bên UFO DOME kế bên. Tôi bước vô cánh cửa quay thứ nhì phía trong, đang đứng vô một trong hai hàng người đợi bước vào set như các nam nữ phụ diễn khác thì một cô chuyên viên về props phát cho tôi một lá cờ Mỹ để phất tay cở nhỏ, tôi chưa kịp cầm lấy, thình lình một nam chuyên khác đến cản:



- Không, không, đừng phát cho ông này vì ông ta đặc biệt ! Tôi có một cảm giác mình được đối xữ đặc biệt hơn một chút thật, người chuyên viên không quen biết nhận ra tôi !



- Tôi còn đang chưa kịp hiểu chuyện gì thì cô chuyên viên về y phục tên Josée từ đâu chạy đến, chắc cô vừa nghe qua ống nghe mang bên tai, câu cánh tay lôi đi thật nhanh:



- Mr. Lam, ông theo tôi ngay lập tức !



Cô kéo tôi đi thật nhanh gần như chạy xuyên qua hàng trăm người vừa phụ diễn vừa chuyên viên trong một quang cảnh hổn độn, dây điện, ống nước cứu hỏa, dây thừng..v..v.. làm tôi chưa nhận ra là gì, cô dẫn tôi đến đàng sau của một xe cứu thương đang mở rộng cửa, chỉ tôi:



- Ông ngồi ở đây! Một thanh niên cấp cứu đến bảo tôi xăng tay áo lên, quấn ngay băng đo mạch, lâu lắm rồi không đo áp huyết, tôi hỏi anh ta:



- Áp lực máu của tôi có tốt không ?



- Tốt, tốt lắm…



Tại phim trường, vì thấy cái gì cũng giả nên tôi hỏi anh:



- Anh có phải là nhân viên cứu thương thật không ?



- Thật, thật chớ…, kế bên phải tôi có một cô nữ nhân viên cứu thương, tóc vàng cột theo kiễu đuôi ngựa, trẻ đẹp trong bộ đồng phục sạch sẻ, mới tinh cũng như cái mũ lưỡi trai cô đang đội, tay đang xách một va-li nhỏ đồ cấp cứu, nhìn tôi mĩm cười.


.

ztn.jpg

Nhà mái vòm UFO DOME, nơi tập ̣ánh golf tại Laval, được thuê để xử dụng làm mặt tiền Toà Bạch Cung cùng các chiếc trực thăng và các loại xe cứu hỏa, cứu thương,xe cảnh sát..v..v..Hình của LCQ




Trong khi chờ đợi, tôi mới bắt đầu định thần quan sát. Trước mặt tôi, bên trái của chiếc xe cứu thương tôi đang ngồi, một khung cảnh hoang tàng đổ nát, không thể tưởng tượng, như một bức tranh siêu thực (surréaliste)̣: mặt trước Toà Bạch Cung bị hư hao trầm trọng, một chiếc trực thăng QĐ kiễu Huey rơi đúng ngay trên cầu thang bên phải của WH, các mảnh vụn của trực thăng trộn lẩn với mảnh bê-tông, gạch đá… khắp nơi, từng đám lữa rãi rác bốc khói nghi ngút và bên cầu thang kia có một xe cứu hỏa, một xe cứu thương khác, một xe cứu hỏa khác đậu xa hơn một tí, hai xe tuần lưu cảnh sát, tất cả đều đang chớp đèn mui liên tục, đèn màu vàng của hai chiếc xe cứu thương, đèn đỏ của hai xe cứu hỏa cùng đèn chớp xanh đỏ của xe cảnh sát, tất cả các xe này đều mang bản số và bản hiệu của thành phố Washington D.C.! Phía xa bên phải tôi là chiếc trực thăng của TT Mỹ đang đậu !



Sau đó, tôi tò mò hỏi một người lính cứu hỏa mặc bộ đồ kỵ lữa màu vàng, đang nghỉ giải lao:



- Anh là lính cứu hỏa thật hay phụ diễn ?



- Tôi là lính cứu hỏa thật.



- Vậy hảng phim có trả thù lao cho anh không ?



- Có. hảng phim trả thù lao cho chúng tôi theo thời gian chúng tôi có mặt tại đây.



Như vậy, nhân viên cấp cứu và cứu hỏa là thật chỉ trừ cảnh sát, đội SWAT, quân nhân các loại, TQLC, bộ binh đều do phụ diễn đãm nhiệm, trang bị đũ loại súng ống, lưỡi lê, áo giáp, nay nịch, bi-đông, ba lô thật.



Ngày hôm nay, với hơn 250 phụ diễn, hơn 100 chuyên viên , việc điều khiễn của đạo diễn và p.t.đ.d. tất nhiên là rắc rối và phức tạp hơn nhiều, sau vài tiếng đồng hồ, họ ra lệnh bố trí các caméra, đèn đuốc, boom ̣( micro cực nhạy gắn trên đầu nhánh dài khoảng 3 mét) tôi nhìn thấy ông Richard Jenkins đang đứng cạnh cầu thang lên xuống chiếc trực thăng của TT Hoa Kỳ, ông chưa có gì làm và cũng không có ai nói chuyện chung quanh nên tôi đánh bạo đến chào ông. Nhìn từ xa, trông ông hao hao giống ông văn sĩ, kịch tác gia và giáo sư Hoàng-Trọng-Miên (q.c.), ốm, cao, sói, đeo cặp kính trắng. Tiến đến gạ chuyện với một người diễn viên kỳ cựu trong ngành điện ảnh mà chính mình và gia-đình đã từng coi nhiều lần, ông cũng đã từng đóng vai cha của Chaning Tatum trong phim Dear John khiến tôi cảm thấy vui vui, tôi nói câu thường lệ khi gặp tài tử Mỹ:



- Tôi đã xem rất nhiều phim ông đóng, vậy tôi có thể hân hạnh bắt tay với ông được không ?






Richard Jenkins, người tài tử già đã từng được đề nghị giải Oscar nam diễn viên xuất sắc nhất năm 2008 trong vai vị giáo sư tên Walter Vale trong phim The Visitor. Hình lấy trên internet.


Ông Jenkins xiết chặt tay tôi với câu chào xã giao thường lệ của Mỹ, tôi cũng nói câu ấy.



Tôi không ngờ chỉ chào hỏi thôi, hóa ra tôi và ông nói chuyện với nhau trong suốt thời gian chờ lệnh đạo diễn bắt đầu quay, vì ông nhìn thấy mớ tóc bạc của tôi, ông bắt đầu hỏi tuổi tôi, Ông trẻ hơn tôi 2 tuổi, dường như khi già giống nhau người ta có một sự thông đồng nào đó, để rồi từ đó, ông hỏi đến gia cảnh, sanh ở đây hay đến Canada năm nào, hỏi đến việc tham gia chiến tranh VN của tôi, hỏi đến hoàn cảnh tù tội, vượt biên… rồi sau cùng hỏi:



- Anh có bao giờ trở về bên đó chưa?



- Có, tôi về một lần duy nhất năm 2006.



- Anh thấy thế nào ?



- Dĩ nhiên là tôi rất vui mừng khi gặp lại bà con, bạn bè và nhất là người dì của tôi, vì mẹ tôi mất sớm nên bà thương tôi lắm, nay cặp mắt bà đã lòa rồi, không còn trông thấy gì được nữa nên bà phải sờ đầu, sờ mặt tôi để có thể nhận ra tôi. Tôi vừa nói vừa thá́o cặp kính cận ra và lấy tay phải sờ vào đầu cổ, mặt mủi chính mình.



Vừa lúc ấy, nghe lệnh đạo diễn hô chuẫn bị, tôi vội vả chào ông để trở về vị trí của mình.



Richard Jenkins nhìn tôi chăm chăm, nói trước khi bắt tay từ giả :



-Your story is very interesting !



- Cám ơn ông nhiều lắm. Chào ông Jenkins.



.
zztn.jpg
.
Nhà lều tại khu đất của trại Les serres Jacques Lauzon et Fils tại Laval nơi ký giấy tờ cho tất cả phụ diễn khi mới đến buỗi sáng, thay y phục, trang điễm trước khi qua UFO DOME và ngược lại khi ra về. Hình của LCQ.



Thật là may mắn, tôi đã vi phạm điều cấm kỵ là không được nói chuyện với diễn viên, vậy mà cho đến bây giờ vẫn chưa có ai lại nhắc nhở tôi. Sau đó khi nữ diễn viên Maggie Gyllenhaal[3] từ Mỹ qua, tôi không có dịp nào để nói chuyện với cô mặc dù tôi đã từng xem phim cô đóng cũng khá nhiều lần trong đó kể cả Batman, The Dark Knight. Cô cũng đã từng được đề nghị giải Oscar và nhiều giải thưởng điện ảnh khác nhiều lần nhưng vì tôi không có tham gia màn nào chung với cô để có thể gạ chuyện với cô, chỉ có một hôm, tôi đang đi ra ngoài để hút thuốc tình cờ gặp cô đi từ bên ngoài vô, tôi chỉ nói:



- Hi, Maggie…!



- Cô nhoẻn miệng cười, đáp lại: Hi…!



Đến trung tuần tháng mười, tài tử James Wood cũng chưa qua đến, tôi nghĩ nếu gặp anh ta, tôi cũng có một ít chuyện để nói với anh rằng tôi có một người bạn học hiện ở bên Đức giống anh y đúc tên là Tạ Kim, tuy nhỏ con hơn nhưng mặt mày, cách nói chuyện giống anh như hai giọt nước !



(còn tiếp - Kỳ tới: nói chuyện với các phụ diễn và chuyên viên )





--------------------------------------------------------------------------------



[1] Về nhà xem lại trên Google mới thấy đoạn clip tôi đã từng coi trên tivi rồi, lúc các nhà sản xuất phim đưa J.F. đến gặp Ray Charles trước khi quay phim để coi thử Ray Charles có đồng ý Jamie Foxx đóng vai ông không. Sau khi thử tài nghệ đàn piano của J.F hàng mấy tiếng đồng hồ, ông đứng lên, ôm chầm lấy J.F. nói:”Anh ̣đúng là người đóng vai tôi rồi…Anh có thể làm được…”



[2] KTS Trần-Quang-Minh, em của nhạc sĩ gs Trần-Quang-Hải, con của nhạc sĩ gs Trần-Văn-Khê



[3] Maggie Gyllenhaal là chị ruột của nam diễn viên đẹp trai Jake Gyllenhaal



.

lam cong quyen kt65, kien truc montreal, kien truc kt65, dai hoc kien truc Saigon, kien truc Viet Nam, Vietnam architecture. dai hoc kien truc saigon, kien truc Viet Nam, lam cong Quyen KT65 . dong phim, Lam cong Quyen Montreal . kien truc montreal .

Wednesday, November 14, 2012

Phác hoạ của kts Dương mạnh Tiến, AIA. Sketch by Tien Duong, AIA.





.
Phác hoạ của kts Dương mạnh Tiến, AIA. Sketch by Tien Duong, AIA.
.
.
ztd-nov13abw.jpg
.
.
ztd-nov13abw.jpg

.
.
ztd-nov13abw.jpg
.
.

.
duongtiman, duongtiden, dai hoc kien truc saigon, kien truc Viet Nam, Vietnam architecture, sketchasugo, phac hoa kien truc kts duong manh tien aia, tien duong aia.

Saturday, November 10, 2012

Trường phái “đụng đâu vẽ đó”, sketch as you go “sketchasugo” by Tien Duong, AIA.


.


Trường phái “đụng đâu vẽ đó”, sketch as you go “sketchasugo” by Tien Duong, AIA.



.

ztd-sketchnov9-12bw.jpg

 
.


Nói dzậy chứ cũng phải 50 năm nghề nghiệp rùi mới vẽ đó được, một tòa nhà, với những đường nét và các chi tiết kiến trúc khó quên, thấy một lần là nhớ hoài. nếu được có tại Việt Nam hiện nay thì Tây đến đây chơi sẽ nhớ hoài vì sự khác biệt, còn hơn thấy các kiến trúc rác rưởi bắt chước tư bản một cách rẻ tiền đang mọc lên tại xứ ngàn năm gì đó.

.

Phần mặt tiền chính diện, trên cao là một khung màn hình đưa các mục quảng cáo, hay chỉ là một khung đồng hồ lớn. Phần khung kiếng dưới thấp cũng có thể là khung màn hình khi cần đến vào ban đêm để thu lợi thêm cho các công ty cần quảng cáo.

 
.

ztd-sketchnov9-12bw.jpg

 


This building with free style “sketchasugo” has some distinct architectural elements, details, eyes catching landmarks. Front façade with big display screen high above as an advertising tool also as a large clock when unused. It will not be easy to forget this building when pass by … by its original architectural style.

.

.

ztd-sketchnov9-12bw.jpg

.
.

duongtiman, duongtiden, kts duong manh tien, aia, tien duong aia, kien truc viet nam, vietnam architecture, khuon dang viet nam, vietnam motifs, dai hoc kien truc saigon, sketchasugo, dung dau ve do.

.

Wednesday, November 7, 2012

Nơi tôi ở, tiểu bang Oregon, bầu cử dùng thư,



Nơi tôi ở, tiểu bang Oregon, bầu cử dùng thư, không có cần đi xếp hàng, nhiều khi 5, 6 tiếng để bầu như vài nơi trên xứ Mỹ trong vài ngày qua. Thư được gửi tới nhà cho các cử tri ghi danh trước từ 10 ngày trước ngày bầu cử, sau đó muốn gửi thư bên trong có phiếu bầu đến cơ quan bầu cử lúc nào cũng được, hay tự đi đến nơi có thùng bỏ phiếu, những nơi công cộng thường là các thư viện to nhỏ trung tâm thành phố, tự bỏ vào thùng phiếu, an toàn và không có ai phá phách hay gian lận đập phá, lấy phiếu. Chỉ có những nhân viên phụ trách bầu cử lo việc thu nhận phiếu..


.



.


Các bạn ở Mỹ thì rành chuyện bầu cử, bài viết ở đây cho các bạn khác trên thế giới, và cho các bạn ở VN, hy vọng vài thế hệ nữa thì đường Dân Chủ cũng sẽ đến được như vậy.


.

download-1.jpg

.



Chỉ có một số tiều bang cho bầu cử bằng thư gửi tới nhà, mà tiểu bang Oregon khởi xướng từ hơn 10 năm trước. Các tiểu bang khác, phần đông là bầu bằng chân, là tự đi đến địa điểm bầu cử, xếp hàng, đưa giấy tờ và nhận phiếu bầu, sau đó đứng trước máy bầu, máy có thể là nhiều loại khác nhau tùy theo luật lệ của từng tiều bang. Bầu bằng thư, tôi thấy tiện lợi nhất, như tui, mặc quần xì líp ngồi trên giường coi ti vi, đánh dấu bầu, chừng 15 mục, bầu từ tổng thống, dân biểu, hay thượng nghị sĩ, từ thị trưởng thành phố cho tới các điều chọn lựa cho kỳ bầu phiếu như tăng thuế má, cho cái này bỏ cái kia, tăng thuế hay không, cho dùng thuốc cần sa hay không, cho hôn nhân giữa người đồng tính hay không. Nói chung là bầu các chuyện chính như tổng thống cho tới những điều nhỏ nhặt nhất của địa phương nơi cư ngụ. Cho nên phiếu bầu cử của từng địa phương đều khác nhau, chỉ chung bầu một tổng thống của USA.




.

download-1.jpg

.



Bầu bằng thư rất tiện lợi, không mất thời gian làm việc hay xếp hàng chờ đợi, nếu thấy không có thư bầu gửi tới, hay làm mất thư, chỉ cần đến cớ quan bầu lấy giấy tờ lại. máy bầu scan chữ ký qua computer, nên chỉ bầu được một lần, ngoài ra tên tuổi địa chỉ đã có sẵn khi ghi danh bầu cử, chỉ một lần, những khi thay đổi chỗ ở, chỉ cần ra bưu điện, thư viện, điền phiếu thay đổi bỏ vào thùng, thế là xong, không lo ngày bầu cử sẽ có mưa bão, giông tố hay hết giờ bầu, hay bệnh tật gì hết. Tuy nhiên ở Mỹ, mỗi tiểu bang có cách thức bầu riêng biệt, đủ kiểu khác nhau.

.

Mỗi kỳ bầu cử khác nhau, thường thường là 2 năm một lần theo lệ bầu dân biểu liên bang có nhiệm kỳ hai năm, có khi không nhằm bầu TT mà bầu các chuyện khác, hay có khi có việc quan trọng, cần bầu, có thể có một kỳ bầu đặc biệt duy nhất tại địa phương cho chuyện cần bầu.







.

Hơn hai trăm năm lập quốc, người dân của xứ Mỹ có nhiều tự do nhất từ bầu cử cho tới ứng cử và tranh cử. Những người công dân Mỹ gốc Việt Nam, thật là may mắn, vài chục năm trước đi từ một xứ chậm tiến , thế giới thứ ba, mà các quyền tự do dân chủ bị giới hạn hay không có quyền công dân công bằng, đi qua Mỹ, chỉ vài năm sau, thành công dân, hưởng mọi tự do dân chủ đồng đều, mà trong bao nhiêu năm, những người Mỹ đầu tiên đã phải đổ máu dành tự do độc lập và quyền làm người bình đẳng, dân chủ thực sự, mà những người da mầu, những phụ nữ từng bị đàn áp, từng không có quyền bầu cử, cho tới ngày nay, người gốc Việt qua sau, hưởng tất cả, không phải tự đổ xương máu.








Hãy nhớ như vậy, đừng mang các thói xấu của người Việt theo, đừng mang các bần thỉu của V+ theo để làm hư dân chủ bình đẳng công bằng tương đối đẹp nhất thế giới ở xứ Mỹ này, để sau đó, sẽ không còn có xứ nào đẹp hơn để mà đi tị nạn nữa. Ăn qủa nhớ kẻ trồng cây, hãy làm một người công dân Mỹ tốt, đừng làm những gì nhơ danh cho người Mỹ gốc Việt Nam, cho giòng giống Việt Tự Do Hải Ngoại ở mọi nơi trên thế giới.



.

bau cu tai My, US election, tu truyen tmd, dai hoc kien truc Saigon, Kien Truc Viet Nam, kien truc hai ngoai, Viet Nam Tu Do .



.

Sunday, November 4, 2012

Kiến trúc tình tự dân tộc của KTS Dương mạnh Tiến, AIA. Vietnam folk architectural motifs by Tien Duong, AIA.



Kiến trúc tình tự dân tộc của KTS Dương mạnh Tiến, AIA. Vietnam folk architectural motifs by Tien Duong, AIA.


.


zztd-sketchnov3-bw.jpg


.


zztd-sketchnov3-bw.jpg




.

zztd-sketchnov3-bw.jpg

.


.
zztd-sketchnov3-bw.jpg


.

.
kts duong manh tien aia. tien duong aia, duong tiden, duongtiman, sketchasugo, dai hoc kien truc Saigon, Kien truc Viet Nam, Vietnam architectural, Vietnam motifs, khuon dang Viet Nam.
.


.







Followers

About tmd.design

My photo
United States
a place for architectural design and others ... more , viết truyện lẩm cẩm tào lao và nhiều nữa .. contact: tmd.design@yahoo.com