Pageviews

Thursday, October 25, 2012

Tổng thống Mỹ có thể làm gía xăng đi xuống 50% ờ Mỹ không? Hay chỉ xuống được chút.

.


.


Tổng thống Mỹ có thể làm gía xăng đi xuống 50% ờ Mỹ không? Hay chỉ xuống được chút.



..


Lần tranh luận thứ 2 giữa hai ứng cử viên TT Hoa Kỳ lần này giữa TT Obama và cựu Thống Đốc tiểu bang Massachuset ông Romney. Romney có nói: khi Obama lên nhậm chức hơn 3 năm trước, gía xăng trung bình của nước Mỹ là 1.87 usd môt gallon (khoàng 4 lít), bây giờ trung bình là gần 4 usd/gallon. Đổ lỗi cho Obama là để cho giá xăng tăng gấp đôi như vậy. Như vậy, tuy không nói ra, nhưng có ý là nếu Romney đắc cử TT, ông ta có thể làm gía xăng xuống được 50%. Câu hỏi ở đây là tổng thống Mỹ có thể làm giá xăng tại Mỹ giảm xuống 50% hay không, hay chỉ là câu nói mị dân, hoang tưởng để kiếm phiếu.





Lần đầu tiên xăng trên toàn thế giới tăng đột ngột, sau đó không xuống là năm 1972. Lúc đó ở Mỹ TT Nixon của đảng Cộng Hòa đang cầm quyền. Tại Việt Nam lúc đó, tôi còn nhớ giá xăng cũng tăng ít ra trên 40%. Như vậy tại Mỹ, gía xăng tăng là lỗi cũa TT Mỹ Nixon, còn tại VN là do lỗi của TT Nguyễn văn Thiệu chăng?. Mà giá xăng lúc đó tăng trên toàn thế giới, gía xăng căn cứ trên gía dầu thô, kiểm soát bởi OPEC, là hiệp hội các xứ sản xuất dầu trên thế giới, họ liên kết lại với nhau để giữ giá dầu, chỉ cho lên, chứ không xuống. Chỉ khi nào có các xứ sản xuất dầu tự xé lẻ, không đoàn kết tự hạ giá dầu để kiếm lợi nhiều hơn thì gía dầu thế giới mới đi xuống. Ngày nay, chắc không có chuyện OPEC sẽ tự tăng sản xuất đồng thời giảm giá, các xứ sản xuất dầu đều lo sợ nếu các giếng dầu của mình cạn hết dầu thì sao, nên họ chỉ sản xuất cầm chừng và giữ giá cao, điều đó an toàn và có lợi hơn cho mọi xứ trong OPEC.





.



.
Ứng cử viên tổng thống Romney



Lần giá dầu tăng đột ngột năm 1979, tại xứ Mỹ, không những tăng gía, mà tại California, có những trạm xăng không có xăng để bán nữa, trước trạm xăng có cờ xanh hay đỏ để cho biết có xăng hay không. Tôi đến Mỹ năm 1978, giá xăng nơi tôi ở, Porland Oregon, chừng 40 cent, hay .40 usd một Gallon. Sau đó tăng lên trên 1 usd/gallon, được chừng hai tháng thì lại đi xuống. Đó là thời TT Carter của đảng Dân Chủ.




Năm đó, tôi đi học lại Kiến Trúc tại University of Oregon, phong trào giảm tiêu thụ vàtiết kiệm năng lượng lên cao, ứng dụng rất nhiều vào Kiến Trúc như Passive Solar Design for heating and cooling, ứng dụng sáng tạo mặt trời thụ động vào việc làm ấm hay làm mát trong kiến trúc. Ở Mỹ và các nước lạnh, dầu còn được dùng để sưởi nhà vào mùa đông, đốt dầu bằng máy sưởi để làm ấm nhà. Ngoài ra có các nhà máy điện dùng dầu để sản xuất ra điện dùng trong việc chạy máy sưởi vào mùa đông hay máy lạnh vào mùa hè. Trước đây, ngoài các đường cao tốc, tốc độ tối đa được giới hạn ở 55 mph, 55 mile/giờ để giảm xăng tiêu thụ, vì khi máy xe hơi chạy trên 55mph sẽ đốt xăng nhiều hơn, chạy dưới tốc độ đó sẽ tiết kiệm được nhiều xăng tiêu thụ trên toàn nước Mỹ.



Tưởng là xứ Mỹ sẽ tiến lên con đường tiết kiệm năng lượng với kiến trúc xanh, nhà nhỏ, tiết kiệm xăng với xe nhỏ từ năm 1979. Lúc đó các công ty dầu Mỹ, nỗ lực tìm dầu thêm ở nội địa, khoan dầu thêm, các sinh viên gốc VN ở tiểu bang Texas đổ xô đi học kỹ sư dầu hỏa, đâu đâu ở vùng này đều thấy khoan dầu khi đi dọc theo đường cao tốc. Đùng một cái, giá dầu trên thế giới giảm gía, các xứ OPEC xé lẻ, sản xuất thêm dầu bán riêng rẽ kiếm lời riên, càng hạ gía dầu của thế giới xuống.





ztd-oilmidlandtx.jpg
.
Giếng bơm dầu ở Midland Texas



Rất nhiều công ty khoan dầu nhỏ tư nhân của Texas, Oklahoma phá sản đóng cửa, bán dàn khoan, sinh viên VN chuyển ngành, bỏ học kỹ sư dầu hỏa, chuyển ngành khác. Các nghiên cứu xanh, tiết kiệm năng lượng trong kiến trúc cũng dẹp tiệm, số nghiên cứu và ứng dụng giảm đi rất nhiều. Nhà ở tư nhân, cơ sở văn phòng tư nhân, càng ngày càng lớn hơn, từ nhà xe hai cái, tới nhà x echo b axe, xe càng to hơn, uống xăng nhiều hơn. Các công ty xăng thôi khoan dầu hay giảm đi rất nhiều trong nội địa xứ Mỹ vì không có lời nữa. Giá dầu thô có lúc giảm xuống dưới 13 usd một thùng. Trong khi giá dầu thô phải trên 16 usd thì mới khoan dầu được ở Texas để được huề vốn, chưa nói tới lời.



Quay lại chuyện tổng thống nước Mỹ có làm được cho xăng đi xuống tại nước Mỹ không? chỉ thấy thời gian đó, là TT Reagan của đảng Cộng Hòa, xăng xuống giá, đứng yên thời gian dài. Những người làm về dầu hỏa giảm xuống trong các tiểu bang có dầu, phải đi làm ngành khác. Nước Mỹ thấy đi nhập cảng dầu từ trên thế giới rẻ hơn là sản xuất tại Mỹ. Trừ các tiểu bang Alaska hay ngoài khơi vịnh Mexico.


Năm 1984 tại Texas, giá xăng 1.25 usd/gallon, giá dầu thô trên thị trường thế giới là khoảng 15 usd một thùng barrel. Tới năm 2000, giá xăng khoảng 1.35 usd/gallon trong khi giá dầu thô trên thế giới lên khoảng 30 usd một thùng. Chi gía dầu thô lên trên thế giới, chưa chắc gía xăng ở Mỹ sẽ lên theo tương ứng với tủ lệ lên của dầu thô. Chứng tỏ các công ty xăng Mỹ có dự phần rất lớn trong việc kiểm soát gía xăng, tùy theo mức lượng tiêu thụ của dân Mỹ.



Bây giờ thế giới càng ngày càng tiêu dùng xăng dầu nhiều hơn nữa, nước Mỹ chỉ chiếm có khoảng 2% dân số thế giới, nhưng tiêu thụ 25% dầu được sản xuất ra trên thế gìới, Mỹ nhập cảng dầu thô nhiều nhất từ vùng Venezuela, Mexico vì gần xứ Mỹ nhất, chuyên chở rẻ hơn. Nhưng đồng thời các nước thứ ba, bây giờ kinh tế phát triển nhanh hơn như China, Ấn Độ và Brazil, các nước này càng ngày càng có nhiều xe hơi hơn, dùng nhiều dầu trong sản xuất chuyên chở theo đà kinh tế phát triển hơn vì giá lao động qúa thấp, nên số dầu sản xuất ra trên thế giới không còn chỉ chờ bán cho nước Mỹ nữa. Mỹ không còn dễ dàng làm gía được dầu thô, hay gây áp lực tới các xứ sản xuất như ngày xưa nữa. Không cần bán dầu cho Mỹ nhiều, các xứ của OPEC vẫn dễ dàng giữ và tăng giá dầu theo ý muốn. Theo chủ nhĩa tư bản kiếm lời từ sản phẩm, các nước OPEC không bao giờ làm cho gía dầu giảm xuống, và luôn luôn tìm đủ cách để kiếm tiền nhiều hơn, nhất là các xứ chỉ có dầu là nguồn lợi chính.



Theo chủ nghĩa tư bản, các công ty dầu Mỹ với cổ phần có thể được làm chủ bởi các cá nhân không phải là công dân Mỹ, nên cho dù nếu xứ Mỹ tự sản xuất được đủ dầu tiêu dùng, không cần phải nhập dầu, công ty Mỹ vẫn bán dầu ra theo gía cao của thị trường thế giới để kiếm lợi cho các cổ phần viên, chứ không bán gía rẻ hơn cho dân Mỹ xài.


Chuyện tổng thống Mỹ định được giá dầu trên xứ Mỹ không bao giờ có thể thực hiện được như đa số dân Mỹ vẫn thơ ngây nghĩ như vậy, và tới mùa bầu cử, ứng cử viên TT mị dân đều dùng chuyện gía dầu lên xuống để đổ lỗi cho TT đang cầm quyền. Chuyện cho là TT Mỹ định được giá dầu cũng y như là TT Mỹ có thể địng được giá thị trường chứng khoán hay là stock market. Thời TT Bush của Cộng Hòa, mùa hè năm 2008, gía xăng nhẩy lên trên 4 đô la, lúc đó gía xăng tại VN cũng tăng lên, tính theo tiền VN thì gía xăng ở VN, một xứ với lợi tức qúa thấp mà giá xăng còn cao hơn Mỹ, và mỗi lần giá xăng lên cao tại Mỹ, đều lên trên toàn thế giới, gía cao hơn Mỹ nhiều, như vậy gía xăng cao tại VN, tại Âu Châu là do tội lỗi của tổng thống Mỹ đang cầm quyền chăng. Sau tháng 6 năm 2008, xăng từ 4 đô la xuống còn trung bình dưới 2 đô vào lúc TT Obama nhậm chức, rồi sau đó tự động lên xuống trồi sụt theo kinh tế của toàn thế giới và do toan tính điều hành của các xứ sản xuất dầu nằm trong OPEC. Chẳng có xứ nào trong OPEC muốn giá dầu xuống để giảm nguồn lợi của các quốc gia sản xuất dầu.



Đền mùa bầu cử, thì mang chuyện gía xăng ra để đổ lỗi cho TT đang cầm quyền, trong khi TT Mỹ không thể nào tạo chiến tranh để đoạt dầu của xứ khác, hai chiến tranh xẩy ra ở Iraq, Afghanistan chỉ làm giá dầu tăng thêm theo rủi ro của chiến tranh. Mỗi lần chính trị trên thế giới không ỗn định thì giá xăng càng lên cao. Các xứ Âu Châu không có chiến tranh, VN không có chiến tranh, China không có chiến tranh tại sao giá xăng ở các nơi đó còn cao hơn Mỹ rất nhiều. Chắc tại các TT, thủ tướng các xứ Âu Châu bất tài, các nhà cầm quyền VN, China, Ấn Độ bất tài chăng, không biết lo cho dân của họ như TT của xứ Mỹ chăng. Ngoài ra khi giá dầu cao sẽ làm tăng tất cả giá mọi thứ lên cao, vì dầu là nền tảng năng lượng của mọi sản xuất ra sản phẩm và lương thực.



Chỉ có một xứ giá xăng rẻ hơn Mỹ rất nhiều, có lẽ chỉ một nửa, đó là Venezula ở Nam Mỹ, vì Chavez, TT xứ này, tài trợ dầu cho dân xài, có nghĩa là chính quyền trả tiền xăng tới một nửa giá trước khi bán ra. Venezuela làm được vì xứ này quốc hữu hóa công ty dầu ngoại quốc và chi tiền dầu cho dân xài. Có Brazil cũng có gía xăng có thể rẻ hơn Mỹ vì xứ này sản xuất dư dầu, và thêm số lượng xăng lấy ra từ đường mía. Nga cũng có thể có giá dầu rẻ vì tự sản xuất ra qúa nhiều dầu. Như vậy TT Nga, Venezuela hay Brazil tài giỏi hơn các TT của xứ Mỹ chăng?


.



.


Mỹ không thể nào tự sản xuất đủ dầu cho mình dùng, vẫn phải nhập dầu vì đó là điều an toàn quốc phòng, Mỹ thà dùng dầu của thế giới hơn, để dành dầu trong nội địa của mình, để yên trong lòng đất, và xứ Mỹ muốn giữ gìn lãnh thổ của mình tươi đẹp, không bị tàn phá ô nhiễm khi các tai nạn sản xuất dầu xẩy ra, tàn phá môi trường sống. Gía lao động ở Mỹ cao, tự sản xuất đủ dầu chưa chắc là rẻ hơn nhập dầu trên thế giới. Ngoài ra Mỹ là xứ tư bản, chính phủ không làm chủ các công ty dầu quốc tế, mà có thể tự định giá hay ép buộc họ bán dầu ra giới giá thị trường trên thế giới. Tư bản Mỹ nếu với sự tiêu thụ dầu giảm nhiều ở Mỹ, họ sẽ không muốn bán dầu với giá rẻ ở Mỹ, thì sẽ mang dầu ra bán ngoài thế giới kiến tiền lời nhiều hơn dễ dàng với các xứ như China, Ấn Độ sẵn sàng mua hết dầu, vì họ cần dầu nhiều hơn. Ngay cả như VN, số lượng xăng tiêu thụ càng ngày càng nhiều hơn gấp bội vì dân tăng và càng ngày càng có nhiều xe hơi hơn. Càng ngày số sản xuất hãng xưởng tăng hơn ở các xứ có lao động rẻ, thì số dầu dùng trong kinh tế sản xuất của các xứ này càng tăng hơn Mỹ rất nhiều. Chi do các xứ này tiêu tụ dầu ngoài Mỹ mới là nguyên nhân chính làm cho giá dầu lên xuống, không còn là Mỹ có thể tự mình kiềm chế được giá dầu xăng nữa.




Năm 2008, kinh tế khủng hoảng trên thế giới, các xứ OPEC làm giá dầu tăng vụt toàn thế giới không chỉ có tăng tại Mỹ, tại Mỹ lên tới trên 4 đô/gallon. Sau đó kinh tế cà thế giới đứng lại, ngong chờ coi kinh tế ra sao, giảm sản xuất, giảm tiêu dùng trên toàn thế giới, các xứ OPEC không bán được dầu, sợ thiếu tiền thâu vào, họ giảm giá dầu thế giới xuống, xuống dưới 2 đô/gallon tại Mỹ vào lúc Obama lên làm TT. Sau đó kinh tế các xứ khác lên từ từ, China, Ấn Độ và các xứ Âu Châu vẩn còn khá, số tiêu thụ dầu trên thế giới vẫn tăng, chỉ có giảm tại Mỹ, giá dầu thế giới lại được OPEC cho tăng, giá dầu tại xứ Mỹ phải tăng theo, đó là điều tự nhiên của kinh tế thế giới tư bản.



Đổ lỗi cho TT Mỹ làm gía dầu thế giới tăng, rồi gía dầu Mỹ phải bị tăng theo là chuyện buồn cười, TT Mỹ chả là cái gì trong chuyện xăng dầu thế giới. Mỹ chỉ có thể tạo chiến tranh để cướp dầu chăng, thì giá dầu mới rẻ chăng, mà trái lại, tất cả những gì bất ổn về chính trị chiến tranh trên thế giới đều làm cho giá xăng tăng nhanh hơn trên thế giới. Đó là cách trả thù lại Mỹ từ các xứ OPEC sản xuất ra nhiều dầu nhất trên thế giới. Ngoài ra giá xăng ở Mỹ, giá gốc là 2/3 giá từ dầu thô, 1/3 còn lại là từ thuế má đủ loại. Chi xứ Mỹ cần thuế, thì thuế cộng vào giá xăng căn bản không phải là ít hay được giảm xuống.

.



20120924-romney-600x-1348498972.jpg

.

Khoan dầu ở Mỹ đã gây ra những tai nạn thất thóat dầu ra ngòai môi trường sống một cách khủng khiếp như ở vịnh Mexico và biển Alaska.



.


Lấy giá xăng trung bình đều vài năm vừa qua là 3.5 đô la, giỏi lắm, theo giá dầu thế giới, đầu tiên là gía dầu thế giới phải đi xuống, rồi sau đó giá dầu Mỹ mới có thể rẻ hơn một chút, tiền thuế có thể bớt chút, điều này chắc là không, thì giá xăng sẽ trồi sụy lên xuống trong vòng cộng trừ 50 cent có lẽ như vậy hợp lý hơn. Còn nói như ứng cử viên TT Momney, giá xăng đang là 3.5 đô, nếu Romney đắc cử, ông ta sẽ làm cho xăng xuống dưới một nửa hay 2 đô/gallon chăng. Đây là điều mị dân trắng trợn. Làm được như vậy thì cả thế giới sẽ qùy lạy Romney, vì giá xăng thế giới phải xuống trước, rồi xăng ở Mỹ mới xuống sau. Điều đó đã xẩy ra từ năm 1972 cho tới nay và trong tương lai nữa.

.


Giá dầu xăng ở Mỹ kiểm soát, định bởi giá dầu trên thế giới, điều này không do TT Mỹ nào có thể kiểm soát. TT Mỹ có thể mang xăng dự trữ, xăn chiến lược ra bán nội địa để giảm giá xăng xuống chục cent, sau đó lại phải mua lại sau, nếu lúc cần mua thì xăng thế giới lại lên cao thì sao, hay phải đợi khi nào giá dầu thế giới xuống thì mua vào để dự trữ xăng chiến lược đầy đủ. Giản dị là ngày nay, cả thế giới sản xuất ra dầu nhiều hơn Mỹ, Mỹ chưa bao giờ sản xuất dầu được nhiều hơn thế giới chỉ có mua vào nhiều thôi, các xứ khác ngoài Mỹ ngày nay mua dầu nhiều nhất, chính các xứ này ngoài Mỹ sẽ làm cho giá dầu thế giới lên xuống.

.

Nói tóm lại, Mỹ không kiểm soát được thị trường dầu thế giới, chuyện gía dầu thế giới nằm ngoài tầm tay Mỹ, tạo chiến tranh chiếm dầu là chuyện không tưởng chỉ làm phá sản xứ Mỹ như hai chiến tranh ở Iraq và Afghanistan, chiến tranh chỉ làm cho dân Mỹ nghèo hơn, chỉ có số rất tư bản Mỹ hưởng lợi, con nhà nghèo đi lính Mỹ chết cho con nhà giầu, giá xăng chắc chắn là mắc hơn. Đến mùa bầu cử, lại mang giá xăng ra mị dân, chẳng có TT Mỹ nào có thể làm cho giá xăng Mỹ xuống đượcmột nửa như ngày nay, đó là trò hề diễu cợt dành cho các kẻ ngây thơ về chính trị nghe theo. Các xứ khác như Anh, sản xuất rất nhiều giầu, làm chủ các công ty xăng lớn trên thế giới, mà tư bản Anh đâu có cho giá xăng ở Anh và Âu Châu rẻ được như giá xăng ở Mỹ, hay là còn cao hơn Mỹ vời vợi. Bao nhiêu năm qua tại sao các TT và Thủ Tướng ở các xứ tân tiến khác không làm giảm được giá xăng tại xứ họ, cho dân họ nhờ, cho kinh tế của họ lên cao.

.



.

Tổng thống Mỹ đương nhiệm Obama


Chuyện Tổng Thống Mỹ có thể làm cho giá xăng của thế giới giảm hay lên theo ý muốn là chuyện hoang đường, tới lúc bầu cử mang ra để mua phiếu, là một chuyện rẻ tiền dụ dỗ những ai thơ ngây. Đó là chuyện thị trường dầu của thế giới tư bản, do các xứ sản xuất dầu và thị trường quôc tế quyết định giá dầu trên thế giới và ngay cả nội địa xứ Mỹ. Mỹ chỉ là một xứ phải nhập dầu mà thôi như từ ngày xưa tới giờ, tùy thuộc vào giá cả dầu do OPEC định đoạt.


By duongtiden



.

duongtiman, duong manh tien aia, tien duong aia, dau hoa, oil price in us , gia dau xang tai my, bau cu TT My, US president election .

No comments:

Post a Comment

Followers

About tmd.design

My photo
United States
a place for architectural design and others ... more , viết truyện lẩm cẩm tào lao và nhiều nữa .. contact: tmd.design@yahoo.com